Công nghệ in lưới là gì? Tại sao chúng lại phổ biến và được ứng dụng nhiều trong in ấn như vậy. Bài viết này Boxes Việt Nam sẽ đưa bạn điểm xem về công nghệ in lưới là gì, ưu điểm, nhược điểm, phân loại cũng như ứng dụng của nó trong thực tế. Ngoài ra, chúng ta sẽ tìm hiểu về dụng cụ cần chuẩn bị và quy trình thực hiện in lưới.
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu về công nghệ in lưới là gì?
1.1 Công nghệ in lưới là gì?
Công nghệ in lưới có thể được hiểu đây là phương pháp in lụa có sử dụng khuôn in lưới và thật sự phổ biến trong ngành in ấn công nghiệp. Trước đây, trong sản xuất người ta vẫn hay dùng tơ lụa để làm vật liệu in mực, nhưng ngày nay hầu hết đều sử dụng sợi vải nhân tạo hay các khung kim loại để thay thế.
Với nguyên lý cơ bản là sử chuyển mực qua khung lưới lên bề mặt sản phẩm, cần gạt bằng cao su sẽ đi một đường thẳng từ điểm bắt đều của hình in cho đến điểm kết thúc. Hình thức này thường được áp dụng lên rất nhiều chất liệu, có thể là vải, giấy, gốm sứ,…
1.2 Ưu điểm, nhược điểm của công nghệ in lưới

– Ưu điểm của công nghệ in lưới:
+ Trong tất cả các phương pháp in trên thị trường thì công nghệ in lưới hay còn gọi là in lụa có chi phí vận hành và thành phẩm thấp nhất.
+ Độ bóng của thành phẩm tốt, hình ảnh tạo ra tốt, kèm với màu sắc đẹp mắt.
+ Có thể in lên các chất liệu khác nhau như vải, giấy, thủy tinh,…
+ Có độ bền màu tốt, màu khó phai và xuống tone sau thời gian dài sử dụng.
– Nhược điểm của công nghệ in lưới:
+ Màu in không đa dạng so với các loại công nghệ khác trên thị trường.
+ Với phương pháp in cơ bản và thủ công nên chúng không thể tạo ra các bản in có đồ chuyển giao giữa các màu sắc như gradient.
+ Chỉ phù hợp với những yêu cầu về số lượng lớn như màu sắc cần in được tối giản.
1.3. Phân loại công nghệ in lưới

Công nghệ in lưới được chia thành nhiều loại, bao gồm in lưới silk, in lưới tự động và in tự động hóa một phần. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và thế mạnh riêng:
– In lưới silk (hay in lụa) thủ công: Đây là phương pháp truyền thống, sử dụng tờ lụa để tạo lướt chuyển mực và thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Chúng phù hợp với việc in ấn lên áo thun, tranh ảnh,…
– In lưới tự động hóa một phần: Đây là cách hoạt động của một số máy in lưới hoạt động, chúng sẽ chỉ tự động trong một số thao tác còn một vài thao tác vân sẽ cần thực hiện thủ công. Chúng phù hợp với việc in số lượng nhanh hơn in lụa thủ công hoàn toàn.
– In lưới tự động hóa hoàn toàn: Loại máy móc này sẽ hoạt động hoàn toàn tự động từ khâu cho mực và cán thành phẩm. Đây là hình thức phù hợp với việc sản xuất hàng loạt số lượng lớn giúp đạt hiệu suất và tốc độ tốt hơn.
1.4 Ứng dụng của công nghệ in lưới hiện nay

Cũng giống như các loại công nghệ in ấn khác thì phương pháp in lưới cũng có rất nhiều ứng dụng. Chúng được áp dụng vào nhiều ngành nghề liên quan đến in ấn, thông thường chúng được sử dụng trong in ấn hàng loại các loại áo thun, áo polo,…
Ngoài ra, công nghệ này còn được ứng dụng vào sản xuất các loại gốm sử như bình hoa, cốc chén,… Hay in ấn các ấn phẩm như lịch năm, standee,… cho ra màu sắc tốt mà thực hiện lại đơn giản. Ngoài ra, còn có thể tùy ý pha trộn màu sắc để tạo ra các gam màu khác nhau hoặc tạo chữ nổi trên bề mặt sản phẩm đều được.
2. Dụng cụ cần chuẩn bị khi in lưới

Trước khi bước vào quy trình in lưới, người thợ cần chuẩn bị một số dụng cụ quan trọng dưới đây để thực hiện xuyên suốt quá trình, cụ thể như:
– Lưới in lụa: Lưới sử dụng sẽ được cấu tạo bởi những sợi tơ nhân tạo có độ bền cao khi bị thấm mực liên tục. Bên cạnh đó, cần chú ý việc mắc lưới làm sao cho đúng để tránh các lỗi không đáng có về chất lượng khi in. Một số thông số cần biết về lưới in:
+ T hoặc N sẽ là chỉ số độ mịn của lưới.
+ Độ rộng của các mắt lưới.
+ Tỷ lệ đường kính của các sợi.
– Bàn in lụa: Dụng cụ tiếp theo cần chuẩn bị đó là bàn in lụa, chúng có thiết kế bởi chất liệu gỗ hay khung nhôm, kim loại. Bàn sẽ có tác dụng cố định sản phẩm khi bắt đầu in giúp in chính xác hơn, đồng thời bàn in cũng sẽ giúp lưới lụa in ổn định vị trí. Có thể thiết kế bàn in theo bố cục góc nghiêng để có thể dễ thực hiện trên các vật liệu với tần xuất liên tục.
– Dao gạt mực: Đây là dụng cụ để đẩy mực, tán mực đều khu vực in, chúng được làm chủ yếu bới cao su để có độ mềm cứng vừa phải giúp đẩy mực tốt hơn. Bởi vì chúng làm bởi lớp cao su nên chúng không gây nguy hiểm đối với người thực hiện.
3. Quy trình in lưới

Sau khi chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để in lưới, ta có thể bắt đầu vào các bước thực hiện. Bạn có thể áp dụng quy trình cơ bản dưới đây vào tiến trình in lưới của mình:
Bước 1: Chuẩn bị bản in – Chuẩn bị bàn in khung gỗ hoặc kim loại được đóng lưới in đã làm sạch và khô ráo.
Bước 2: Pha keo và chùm bản in – Keo sẽ được pha cùng với bột bắt sáng, rồi dùng vật dụng gạt để tán đều keo lên lưới in. Sau đó sẽ đem đi phơi để keo khô dưới ánh sáng đèn có cường độ thấp. Đặt tấm film bản in lên, sau đó phơi khô dưới cường độ mạnh từ 4 – 5 phút liên tiếp, lấy nước để rửa qua bản in.
Các vùng keo bị ánh sáng tác động vào sẽ dần khô lại, còn những phần được che bởi tấm film bản in sẽ vẫn có độ mềm, sau khi rửa qua với nước phần keo chưa khô sẽ bị tan ra và để lại khung của bản in để tiếp tục sử dụng.
Bước 3: Pha mực – Mực sự được pha tùy ý người thực hiện một cách thủ công, vì thế đòi hỏi người làm phải biết cách trộn mực để sao cho ra được loại màu ưng ý.
Bước 4: Căn tay kê và in lên sản phẩm – Đây là bước định vị khung in lên vị trí mong muốn trên sản phẩm, căn được vị trí mong muốn sau đó bạn thực hiện việc in lần lượt các ấn phẩm.
Bước 5: Tẩy bản – Sau khi thực hiện xong bạn sẽ rửa sạch bản in cũng như khung lưới để có thể sử dụng tiếp theo.
Trên đây là tổng hợp của Boxes Việt Nam về những kiến thức cần biết về công nghệ in lưới trước khi tiến hành áp dụng chúng vào quy trình của mình. Bằng việc tìm hiểu kỹ về công nghệ này, chúng ta có thể tận dụng những ưu điểm mà nó mang lại và áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu in ấn bằng phương pháp in lưới lên thùng carton thì Boxes Việt Nam có cung cấp chúng. Đồng thời, chúng tôi còn có các phương pháp in ấn khác như in offset, in flexo. Bên cạnh đó, chung tôi còn cung cấp các mặt hàng như thùng carton, hộp carton, hộp giày dép và các vật lật liêu hỗ trợ đóng gói khác như băng keo, cuộn bóng khí, túi niêm phong,… Mặt hàng có sẵn sẽ được cung cấp tại trang web boxes.com.vn hoặc quý khách có thể liên hệ qua hotline.