Bao bì phân hủy sinh học đang được sử dụng rộng rãi và khuyến khích mọi người dùng chúng hơn. Bao bì phân hủy sinh học là một giải pháp để giảm ô nhiễm, đóng góp vào việc duy trì sự cân bằng hệ sinh thái. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Boxes Việt Nam tìm hiểu chi tiết về bao bì phân hủy sinh học và cách chúng có thể giúp bảo vệ môi trường nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Bao bì phân hủy sinh học là gì?

Bao bì phân hủy sinh học là gì? Bao bì này được được gọi với nhiều tên khác nhau như bao bì sinh thái, bao bì thân thiện với môi trường,… là một loại bao bì được sản xuất từ 100% nguồn nguyên vật liệu tự nhiên như mía, bột ngô, tre có khả năng tự phân hủy một cách tự nhiên trong môi trường mà không cần phải chôn lấp. Điều này có nghĩa là chúng không gây hại cho môi trường và không tạo ra các chất độc hại sau khi tự phân hủy.
Ngày nay, nước ta đang khuyến khích mọi người sử dụng bao bì phân hủy sinh học nhiều hơn trong cuộc sống sinh hoạt bình thường thay vì dùng túi nilon để góp phần xây dựng một môi trường lành mạnh, hạn chế tối đa rác thải, thải ra môi trường.
2. Ý nghĩa của bao bì phân hủy sinh học trong việc bảo vệ môi trường
Bao bì phân hủy sinh học giúp bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Sử dụng bao bì phân hủy sinh học như một giải pháp cứu chữa cuộc sống. Dưới đây là một vài ý nghĩa tiêu biểu mà có thể bạn chưa biết đến.
– Giảm thiểu rác thải ra môi trường: Sử dụng bao bì phân hủy sinh học thay vì sử dụng túi nilon để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường và khả năng tự phân hủy nhanh hơn. Nhựa khi thải ra môi trường không phân hủy mà tạo ra các vùng rác thải khổng lồ trên trái đất gây nên ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, động vật và con người. Bao bì phân hủy sinh học khi phân hủy tự nhiên sẽ không tạo ra những vấn đề này.
– Tiết kiệm tài nguyên: Chúng được sản xuất từ nguyên vật liệu tái chế hoặc nguồn nguyên liệu tái sinh, giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên quý báu. Việc sử dụng loại nguyên vật liệu này giúp giảm áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, cây,…
– Không gây hại cho động vật: Không chứa các hợp chất độc hại, gây hại cho động vật. Điều này quan trọng khi chúng ta xem xét tác động của rác thải nhựa lên động vật và hệ sinh thái biển.
– Thúc đẩy phát triển bền vững: Sử dụng bao bì phân hủy sinh học thúc đẩy sự phát triển bền vững hỗ trợ nguyên tắc của nền kinh tế xanh. Chúng không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bền vững và tiến bộ trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
3. Đặc điểm của bao bì phân hủy sinh học

– Ưu điểm của bao bì phân sinh học:
+ Phân hủy tự nhiên: Có khả năng tự phân hủy mà không cần sự can thiệp nào. Thời gian phân hủy cũng ngắn hơn so với túi nilon.
+ Thời gian phân hủy ngắn: So với túi nilon thông thường cần phải mất hàng trăm năm để có thể phân hủy thì bao bì phân hủy sinh học chỉ mất từ 3 – 6 tháng có thể tự phân hủy.
+ Tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp: Trung bình mỗi năm sẽ có 32 triệu tấn rác thải ra môi trường và tốn rất nhiều diện tích để có thể chôn lấp.
+ Hạn chế sử dụng xăng dầu: So với quy trình sản xuất túi nilon thì bao bì phân hủy sinh học sẽ ít sử dụng nhiên liệu năng lượng điều đó sẽ giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Đa dạng ứng dụng: Được sử dụng làm bao bì cho nhiều ngành nghề khác nhau. Từ đồ ăn, quần áo, điện tử,…
– Nhược điểm của bao bì phân sinh học:
+ Giá thành cao: So với nguyên vật liệu túi nilon thường thì bao bì sinh học nguyên vật liệu mắc hơn, điều đó ảnh hưởng tới việc hạn chế sử dụng rộng rãi.
+ Phân hủy đòi hỏi kỹ thuật cao: Khi phân hủy bao bì sinh học đòi hỏi phải phân hủy đúng cách và nhanh chóng. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà chúng ta sẽ có giải pháp phù hợp.
Và một đặc điểm quan trọng của bao bì phân hủy sinh học đó là tuân thủ các tiêu chuẩn và chứng nhận quốc tế bền vững và tính an toàn môi trường. Đảm bảo các yêu cầu cao cấp về môi trường. Chúng có thể tự phân hủy khi tiếp xúc đủ độ ẩm và ánh sáng phù hợp.
4. 4 bước để sản xuất bao bì phân hủy sinh học

– Bước 1: Chọn nguyên vật liệu
Dựa vào nhu cầu và kinh phí của mỗi doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với doanh nghiệp. Một số nguyên vật liệu phổ biến để làm bao bì phân hủy sinh học như:
+ Tinh bột: Được làm từ nhiều tinh bột khác nhau như bột ngô, bột mì, bột khoai tây,… được xử lý và sản xuất thành bao bì như mong muốn.
+ Cellulose: Nguyên liệu này được làm từ các vật liệu như giấy, bìa cứng, sợi cellulose tự nhiên khác. Được xử qua nhựa phân hủy sinh học và sản xuất như hình dạng mong muốn.
+ Polyme phân hủy sinh học: Là loại vật liệu có khả năng phân hủy ở môi trường tự nhiên, khi tiếp xúc đủ ánh nắng, độ ẩm, bao bì sẽ tự động phân hủy. Nguyên vật liệu này được xử lý bằng kỹ thuật ép phun, ép nóng hoặc đúc thổi để có thể ra như hình dạng mong muốn.
– Bước 2: Thu thập nguyên vật liệu
Sau khi chọn nguyên vật liệu, bước tiếp theo là thu thập chúng từ các nguồn cung ứng đáng tin cậy. Quá trình thu thập phải được tiến hành một cách cẩn thận để đảm bảo tính chất lượng của nguyên vật liệu. Điều này bao gồm việc kiểm tra nguồn gốc và quy trình vận chuyển an toàn.
– Bước 3: Tiến hành sản xuất bao bì
Bước này đòi hỏi quá trình sản xuất bao bì từ nguyên vật liệu đã được thu thập. Quy trình sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững và an toàn môi trường. Điều này bao gồm việc sử dụng kỹ thuật tiên tiến để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Sử nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon ra môi trường bên ngoài trong quá trình sản xuất.
– Bước 4: Dán nhãn bao bì
Sau khi sản xuất bao bì xong sẽ tiến hành dán nhãn bao bì, thông thường các nhà sản xuất sẽ lựa chọn những loại mực in không gây độc hại, hóa chất để in ấn lên bao bì phân hủy. Sẽ dùng các loại mực không chứa VOC chỉ chứa nước, axeton hoặc etanol thì như vậy khi tái sử dụng nhiều lần, bao bì sẽ tự phân hủy và cứ vòng lặp đi lặp lại như thế.
5. Bao bì thường và bao bì phân hủy sinh học loại nào đắt hơn?
Thống kê từ nhiều khảo cho thấy, lí do chủ yếu của các doanh nghiệp không đổi qua bao bì phân hủy sinh học đó là tài chính. Nhưng chúng ta phải đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau và ưu tiên những thứ mà bảo vệ sức khỏe của chúng ta hơn.
Bạn có thể thấy, với nguyên vật liệu tự phân hủy sẽ có giá thành cao hơn cho với nguyên vật liệu thường. Giống như việc bạn sử dụng polyme phân hủy sinh học sẽ mắt hơn nhựa được làm từ dầu mỏ truyền thống và đòi hỏi công nghệ tiên tiến, đắt tiền hơn. Điều này có thể làm cho bao bì phân hủy sinh học trở nên đắt hơn. Nhưng khi chúng ta hàng loại đổi sang thì tiền phí máy móc, nhân công khi đó sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Mặc dù chi phí ban đầu có cao hơn nhưng bao bì phân hủy sinh học thường được coi là một lựa chọn bền vững hơn. Điều này bởi vì chúng được làm từ nguyên liệu tái chế, giúp tiết kiệm được tài nguyên tự nhiên quý báu và giảm ô nhiễm môi trường.
Tóm lại, so sánh giữa bao bì thường và bao bì phân hủy sinh học không thể đơn giản dựa trên giá trị ban đầu mà phải dựa vào tính bền vững và bảo vệ môi trường. Sự lựa chọn còn phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, kinh phí và giá trị mà họ đặt trong việc bảo vệ môi trường và tương lai bền vững.
Qua bài viết này, Boxes Việt Nam đã cung cấp những thông tin chi tiết về bao bì phân hủy sinh học. Mong rằng, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp xem xét chuyển đổi dần sang bao bì phân hủy sinh học để có thể bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành công nghiệp bao bì.
Nếu bạn có nhu cầu mua thùng carton, hộp carton, băng keo,… tất tần tật về giải pháp đóng gói hãy ghé trang website boxes.com.vn tham khảo nhiều mẫu mã, kích thước hoặc liên hệ Hotline: 0989.2222.47 để được tư vấn miễn phí nhé.