Trong ngành logistics và vận chuyển hàng hóa, CBM (Cubic Meter) là một thuật ngữ quan trọng. CBM được sử dụng để tính toán khối lượng và kích thước của hàng hóa. Đối với các công ty và cá nhân liên quan đến vận chuyển và gói hàng, hiểu rõ về CBM là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quy trình vận chuyển suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về CBM là gì? và cách tính CBM của thùng carton năm 2023. Hãy cùng khám phá nhé!
Tóm tắt nội dung
1. CBM là gì? Số khối là gì?

CBM là viết tắt của “Cubic Meter” hay chúng ta vẫn gọi là mét khối (m3). Đây là một đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến trong ngành vận chuyển và đóng gói bằng các phương thức như đường biển, hàng không và đường bộ. Đặc biệt là trong việc tính toán và quy đổi kích thước của các đồ vật không gian như thùng carton, container, hoặc các vật phẩm cồng kềnh khác.
Số khối (CBM) là thể tích không gian mà một đồ vật chiếm trong không gian ba chiều. Nó được tính bằng cách nhân kích thước dài, rộng và cao, tất cả nhân khối lượng của đồ vật lại với nhau. CBM thường được sử dụng để xác định khối lượng và chi phí vận chuyển của hàng hóa.
2. Cấu tạo và công dụng của thùng carton
Thùng carton là một loại bao bì được làm từ chất liệu giấy hoặc bìa carton. Nó thường có cấu trúc hộp chữ nhật với các thành phần gồm mặt trên, mặt dưới, các thành hộp và đáy hộp. Thùng carton có khả năng chống va đập và bảo vệ hàng hóa bên trong khỏi những tổn thất về mặt vận chuyển và lưu trữ.
Công dụng chính của thùng carton là đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, bao gồm vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường biển và hàng không. Thùng carton cũng được sử dụng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong kho.
3. Mục đích của việc tính số khối (CBM) của thùng carton
Việc tính số khối (CBM) của thùng carton có mục đích quan trọng trong quá trình đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Bằng cách tính CBM của thùng carton, người gửi hàng và nhà vận chuyển có thể xác định được không gian chiếm dụng bởi hàng hóa và lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp để vận chuyển hàng một cách hiệu quả. Cách tính CBM của thùng carton cũng giúp đánh giá khối lượng và chi phí vận chuyển hàng hóa.
4. Ứng dụng của số khối (CBM)

Số khối (CBM) được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành vận chuyển và đóng gói. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của CBM:
4.1. Xác định khối lượng hàng hóa
Bằng cách tính CBM của thùng carton và áp dụng các hệ số quy đổi, ta có thể xác định khối lượng của hàng hóa. Điều này rất hữu ích trong việc tính toán chi phí vận chuyển dựa trên khối lượng và xác định giá trị cước phí.
4.2. Quản lý không gian vận chuyển
Cách tính CBM của thùng carton giúp quản lý không gian vận chuyển một cách hiệu quả. Bằng cách tính CBM của thùng carton chứa hàng hóa, người vận chuyển có thể xác định số lượng và kích thước các đơn hàng để tối ưu hóa việc sắp xếp và sử dụng không gian trong phương tiện vận chuyển.
4.3. Định giá và báo giá vận chuyển
Cách tính CBM của thùng carton đóng vai trò quan trọng trong việc định giá và báo giá vận chuyển hàng hóa. Thông qua cách tính CBM của thùng carton, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển có thể xác định giá trị cước phí dựa trên không gian chiếm dụng bởi hàng hóa.
5. Hướng dẫn cách tính số khối (CBM) của thùng carton

Để tính số khối (CBM) của thùng carton, ta cần biết kích thước dài, rộng và cao của thùng. Công thức tính CBM như sau:
CBM = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao ) x Số lượng kiện
Ví dụ, nếu thùng carton có kích thước 1.2m x 0.8m x 0.6m, trọng lượng mỗi kiện là 180kg, ta có thể tính CBM như sau:
CBM = (1.2m x 0.8m x 0.6m) x 180 = 103,68 CBM
6. Cách quy đổi từ CBM sang Kg và ngược lại

Đối với các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi CBM sang Kg và ngược lại khác nhau.
– Đường bộ: 1 CBM tương đương 333kg
– Đường biển: 1 CBM tương đương 1000kg
– Đường hàng không: 1 CBM tương đương 167kg
Tùy vào cách thức tính giá cước vận chuyển của mỗi công ty sẽ có cách tính giá cước theo CBM nhưng cũng có lúc tính theo Kg.
6.1. Cách tính CBM của thùng carton đối với đường bộ
Trên đường bộ, cách tính CBM của thùng carton giúp xác định không gian chiếm dụng trong phương tiện vận chuyển.
Sau đây là ví dụ cho cách tính CBM của thùng carton đối với đường bộ như sau:
– Lô hàng đường bộ có 10 kiện
– Kích thước 1 kiện: 130cm x 100 cm x 150cm
– Trọng lượng 1 kiện: 850kg
Tổng trọng lượng lô hàng: 10 x 850kg = 8500 kg
Thể tích của 1 kiện: 1.3m x 1m x 1.5m = 1,95 CBM x 10 kiện = 19,5 CBM
Trọng lượng thể tích của lô hàng: 19,5 CBM x 333kg = 6493.5kg
=> So sánh giữa tổng trọng lượng lô hàng và trọng lượng thể tích của lô hàng ta có thể thấy Tổng trọng lượng lô hàng (8500kg) lớn hơn ta sẽ dùng để tính trọng lượng của lô hàng gồm 10 kiện.
6.2. Cách tính CBM của thùng carton đối với đường biển.
Dưới đây là ví dụ để bạn hiểu rõ hơn cách tính CBM của thùng carton đối với đường biển:
– Lô hàng 20 kiện
– Kích thước 1 kiện: 160cm x 120cm x 170cm
– Trọng lượng 1 kiện: 800kg
Bước 1: Tổng trọng lượng lô hàng: 800kg x 20 kiện = 16000kg
Bước 2: Thể tích mỗi kiện
Thể tích 1 kiện: 1.6m x 1.2m x 1.7m = 3,3 CBM (m3)
Tổng thể tích hàng hóa: 20 x 3,3 CBM = 66 CBM
Bước 3: Trọng lượng thể tích của lô hàng
Volumetric Weight = 66 CBM x 1000kg = 66000 kg
Bước 4: Bạn hãy so sánh tổng trọng lượng lô hàng với trọng lượng thể tích lô hàng. con số nào lớn hơn thì hãy chọn tính cước theo con số đó.
=> Theo như bài, trọng lượng thể tích của lô hàng (66000kg) lớn hơn trọng lượng lô hàng (1600kg). Vì vậy, bạn nên dùng trọng lượng thể tích của lô hàng để tính cước phí vận chuyển.
6.3. Cách tính CBM của thùng carton đối với hàng không
Sau đây là ví dụ để chúng tôi giải thích cho bạn hiểu hơn về cách tính CBM của thùng carton đối với hàng không:
Giả sử rằng, chúng ta muốn vận chuyển lô hàng bao gồm 20 kiện với các thông tin sau:
– Kích thước của mỗi kiện: 100cm x 90cm x 70cm
– Trọng lượng của mỗi kiện hàng: 100kg/trọng lượng toàn bộ
Vậy trọng lượng thực tế: Trọng lượng (kg) x số kiện = 100 x 20 = 2000kg
Trọng lượng CBM: Dài x rộng x cao = 1m x 0.9m x 0.7m = 0,63m CBM x 167 = 105,21kg
=> Như vậy, trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng thể tích. Thì ta lấy trọng lượng thực tế để tính phí vận chuyển.
7. Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tính CBM của thùng carton mà bạn có thể tham khảo, áp dụng chính xác sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Nếu bạn còn băn khoăn chọn lựa thùng carton như thế nào để tiết kiệm chi phí và chất lượng thì hãy đến với Boxes Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất thùng carton, chúng tôi tự tin rằng dịch vụ của chúng tôi sẽ mang lại sự hài lòng và tin tưởng từ khách hàng. Hãy lựa chọn Boxes Việt Nam, đối tác tin cậy trong lĩnh vực đóng gói và sản xuất thùng carton xuất khẩu. Luôn đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn RoHs, tiêu chuẩn ASTM D1974, tiêu chuẩn TAPPI T 816,…những tiêu chuẩn cơ bản để xuất khẩu thùng carton. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ đến website boxes.com.vn hoặc liên hệ Hotline: 0989.2222.47 để được tư vấn miễn phí nhé!