Giấy pelure là gì? Những loại kích thước phổ biến của giấy pelure

Trong thế giới về các loại giấy, thuật ngữ “giấy pelure” chắc hẳn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là một loại giấy rất quen thuộc, thường được dùng để bọc quần áo. giày dép. Điểm đặc biệt của loại giấy này là khả năng chống thấm và chống ẩm mốc cực tốt. Nếu bạn muốn biết giấy pelure là gì thì đọc ngay bài viết dưới đây của Boxes Việt Nam nhé!

1. Giấy pelure là gì?

Định nghĩa về giấy pelure
Định nghĩa về giấy pelure

Giấy pelure hay còn được mọi người gọi bằng cái tên thân thuộc là giấy chống ẩm. Ngoài ra, loại giấy này còn có nhiều cái tên khác như giấy hút ẩm poluya hay giấy pơ luya. Đặc trưng của giấy là cấu tạo mỏng, nhẹ và khả năng hút ẩm tốt.

Thường được dùng để đóng gói trong ngành công nghiệp may mặc, sản xuất quần áo, giày dép,…Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng giấy pelure gói hàng hóa với mục đích chống thấm nước và bảo quản sản phẩm tốt hơn khi vận chuyển bằng đường biển hoặc trong thời tiết ẩm thấp. Đặc biệt, loại giấy này còn ngăn đươc bụi bẩn và chống trầy xước sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất giấy chống ẩm, người thợ sẽ tiến hành cán mỏng bột gỗ hoặc bột giấy tái chế. Kết quả thu được chủ yếu là các sợi cellulose, đem tách phần cellulose ra khỏi tinh bột và các thành phần khác của cây. Sau đó pha loãng phần cellulose đó với nước rồi tách thành dạng sợi. 

Sau đó cho hỗn hợp vừa pha( có khoảng 95% là nước+cellulose) qua một cái rây. Nước sẽ thoát hết ra ngoài. Phần trên rây được giữ lại là các sợi nằm chồng lên nhau, tạo thành lớp giấy chống ẩm pelure.

2. Đặc điểm của giấy pelure

Một số tính chất nổi bật của giấy Pelure
Một số tính chất nổi bật của giấy Pelure

–  Giấy pelure có màu trắng hoặc trắng đục, trọng lượng nhẹ. Sau một thời gian sử dụng, độ trắng của giấy sẽ giảm dần.

– Giấy chống ẩm thường có định lượng giấy là 17gsm, 20gsm, 25gsm, 30gsm, 35gsm, 40gsm/ m2 giấy.

– Rất an toàn với sức khỏe khi sử dụng do thành phần chính của giấy là các sợi cellulose.

– Khi sử dụng giấy pelure, bạn có thể tạo khung với các sản phẩm cần yêu cầu về mẫu mã.

– Do giấy sau khi sử dụng có thể tái chế và phân hủy nên giảm thiểu được tình trạng tiêu tốn và ô nhiễm tài nguyên. Nên loại giấy này rất thân thiện với môi trường.

– Một điều đặc biệt của giấy chống ẩm là nó rất thích hợp với những nước có điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.

3. Giấy Pelure được phân loại như thế nào?

Giấy Pelure được phân loại dựa trên những yếu tố nào? 
Giấy Pelure được phân loại dựa trên những yếu tố nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy pelure khác nhau. Để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tham khảo và tìm kiếm được loại giấy phù hợp với nhu cầu của mình, Boxes đã phân loại giấy theo những tiêu chí sau:

– Phân loại theo màu sắc: Nếu như phân theo màu sắc, bạn sẽ có giấy pelure trắng và giấy pelure màu.

– Phân loại theo độ bóng: Nếu căn cứ vào độ bóng và độ nhám trên bề mặt giấy, chúng sẽ được phân loại thành:

  • Giấy pelure 1 mặt nhám và 1 mặt bóng
  • Giấy pelure 2 mặt bóng
  • Giấy pelure 2 mặt nhám

– Phân loại theo công dụng: Dựa vào mục đích sử dụng mà chúng ta sẽ phân loại chúng, ví dụ như giấy niêm phong pelure, giấy pelure gói hàng, giấy pelure gói quần áo,….

– Phân loại theo nơi xuất xứ: Dựa vào nơi xuất xứ hay nơi sản xuất, giấy pelure sẽ được chia ra thành giấy pelure trong nước và giấy pelure nhập khẩu.

+  Giấy pelure trong nước: Tại Việt Nam, sản xuất hai loại giấy pelure chính là giấy pelure được sản xuất từ bột nguyên sinh và giấy được sản xuất từ bột tái chế. Định lượng của chúng thường ở mức 30gsm/m2.

+  Giấy pelure nhập khẩu: Giấy được nhập từ nước ngoài về sẽ có giá thành khá cao so với giấy trong nước, bù lại chất lượng của nó cũng có phần nhỉnh hơn. Một đó đặc tính giấy nổi bật của một số nước có thể kể đến như:

  • Giấy chống ẩm được sản xuất tại Nhật Bản: Thường được nhập khẩu qua với hai định lượng chủ yếu là 17g/m2 và 32g/m2.
  • Giấy chống ẩm được nhập khẩu từ Thái Lan: Thường được nhập khẩu qua với định lượng 30g/m2. Giấy của Thái Lan có nhiều đặc điểm nổi bật như khả năng chống nước, chống bám bẩn, chống dầu và khả năng chống bám dính dưới tác động của nhiệt.
  • Giấy chống ẩm xuất xứ tại Trung Quốc: Thường được sản xuất với hai định lượng phổ biến là  18g/m2 và 30 g/m2.

4. Các loại kích thước của giấy pelure

Trong bài viết này, để ước lượng kích thước của giấy pelure, Boxes sẽ tính theo kích thước của các khổ giấy, cụ thể như sau:

–  Giấy có kích thước của khổ giấy A0 – A1: Giấy ở kích cỡ này thường được mọi người sử dụng để gói các sản phẩm có kích thước lớn như thủy tinh, nhôm, sứ,… Điều này giúp hạn chế tình trạng trầy xước khi di chuyển.

–  Giấy có kích thước của khổ giấy A2 – A3: Với kích thước này, giấy rất thích hợp lót hoặc gói những sản phẩm có kích cỡ vừa như lót quần áo, gói tô chén, ấm trà, gói giày dép, những thiết bị điện tử,…. Mục đích của việc này để bảo vệ sản phẩm tránh bụi bẩn, dầu mỡ, chống nước hoặc chống bám dính ở nhiệt độ cao.

–  Giấy có kích thước của khổ giấy A3: Dùng để đựng và gói đồ ăn như trái cây, bánh trái,…

–  Giấy có kích thước của khổ giấy A5: Thường dùng trong ngành y tế để gói kim tiêm, mạch, các bo mạch hoặc con chip trong ngành điện từ.

Kích thước phổ biến của giấy pelure theo khổ giấy 
Kích thước phổ biến của giấy pelure theo khổ giấy

5. Ứng dụng của giấy pelure

Công dụng của giấy pelure trong đời sống
Công dụng của giấy pelure trong đời sống

Như phần trên đã viết, giấy pelure mang lại rất nhiều lợi ích nổi bật với doanh nghiệp khi đóng gói nhờ vào đặc tính mỏng nhẹ và hút ẩm tốt của mình. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của loại giấy này, bạn đọc có thể tham khảo:

–  Trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa: Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng hải hoặc đường hàng không, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hay không khí ẩm trên biển có thể dẫn đến tình trạng đọng nước trong container. Điều này có thể gây ra tính trạng ẩm mốc, lúc này giấy chống ẩm sẽ đóng vai trò như một công cụ để hút ẩm và chống mốc cho sản phẩm.

–  Trong ngành công nghiệp may mặc: Trong quá trình đóng gói sản phẩm, các chủ shop thường sử dụng giấy pelure để lót bên trong hoặc bao quanh quần áo. Mục đích của hành động này là hạn chế tối đa việc sản phẩm bị ẩm mốc trong quá trình lưu kho và vận chuyển. Ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe người dùng.

–  Trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép: Ở phần cuối cùng của khâu sản xuất, những người thợ sẽ nhét thêm một lượng giấy vào bên trong giày, để bảo vệ mũi giày không bị móp xẹp hoặc cong vệnh. Ngoài ra, giấy pelure còn được dùng làm lớp bọc bên ngoài, để tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước trong quá trình vận chuyển.

–  Nhìn vào phần đặc điểm, chúng ta có thể thấy giấy chống ẩm rất an toàn với người dùng, sản xuất đạt chuẩn sạch sẽ và tinh khiết nên được dùng để bảo quản các sản phẩm y tế. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giấy để gói thực phẩm như bánh trái.

Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc sẽ giải đáp được câu hỏi giấy pelure là gì? Cũng như hiểu thêm về đặc điểm, lợi ích và ứng dụng của loại giấy này, từ đó biến tấu để chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các loại giấy khác trong in ấn thì truy cập ngay website https://boxes.com.vn/ nhé!