Hệ màu Pantone, một hệ thống chuẩn hóa màu sắc, đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong ngành thiết kế đồ họa và quảng cáo. Được sáng tạo bởi công ty Pantone Inc., hệ màu này không chỉ đơn thuần là một bảng màu, mà còn mang trong mình những giá trị và ý nghĩa sâu sắc đối với việc thiết kế thương hiệu và truyền tải thông điệp.
Tóm tắt nội dung
1. Hệ màu pantone là gì
Hệ màu Pantone, còn được gọi là Pantone Colour Matching System (PMS), là một hệ thống chuẩn hoá màu sắc theo quy chuẩn cụ thể. PMS tạo điều kiện cho việc tái tạo màu sắc một cách nhất quán.
Mục tiêu của việc sử dụng mã số và ký tự để đặt tên cho các màu sắc trong hệ thống này là hỗ trợ người dùng ở mọi lĩnh vực và mục đích, đảm bảo rằng màu sắc có thể được tra cứu và sử dụng một cách chính xác và dễ dàng.
Hệ thống màu Pantone được tổ chức trong một cuốn nhật ký có dạng quạt màu và thường được gọi là hệ thống quạt màu Ral.

Sau khi đã nắm vững các thông tin cơ bản về PMS, ta có thể tiến tới tìm hiểu về khái niệm “Màu Pantone là gì?”. Màu Pantone là nhóm các màu đã được các chuyên gia nghiên cứu và tiêu chuẩn hóa, mỗi màu được đánh mã cụ thể và tích hợp vào hệ thống PMS. Đây là hệ màu thứ năm bổ sung bên cạnh hệ màu cơ bản CMYK.
2. Tính chất của hệ màu pantone

- Hệ màu pha sẵn
Hệ màu pantone là loại màu đã được pha sẵn, không cần phải pha màu giống hệ CMYK và RGB. Màu được nhận diện bằng những ký hiệu đã được tiêu chuẩn hóa. Việc này giúp các doanh nghiệp tránh được sai sót và chênh lệch giữa các lần pha khác nhau cũng như tiết kiệm được thời gian tạo màu.
- Màu sắc tươi tắn
Vì trong quá trình pha màu CMYK thường sẽ loại bỏ ánh sáng trong màu gốc nên hệ màu pantone sẽ có phần tươi tắn hơn. Cũng chính vì vậy mà pantone thường được ứng dụng trong những thiết kế mang nhiều năng lượng tích cực, hiện đại và trẻ trung
- Mức độ hiển thị
Mức độ hiển thị của màu Pantone sẽ thay đổi tùy theo chất liệu bề mặt. Đây là lý do tại sao trên tên các màu Pantone được thêm các chữ cái đằng sau mã màu, điều này giúp các doanh nghiệp lựa chọn được bảng màu chính xác cho từng loại vật liệu in.
Ví dụ chữ T (Transparent)- bề mặt nhựa trong, U (Uncoated) – không phủ, C (Coated) – giấy có lớp phủ như giấy Couche, Q (Opaque) – bề mặt nhựa đục,…
3. Phân loại các bộ mã pantone

Hiện nay trên thị trường các doanh nghiệp thường phân loại hệ màu Pantone dựa trên các tiêu chí sau:
Phân loại theo vật liệu mẫu mã:
- Pantone TPX: Là bảng màu dùng để in trên giấy, thường được sử dụng trong ngành in ấn.
- Pantone TCX: Là bảng màu dùng để in trên chất liệu cotton, dùng để nhuộm vải phục vụ cho ngành thiết kế thời trang và nội thất.
Phân loại dựa vào mục đích sử dụng
- Pantone CMYK và Pantone Color Bridge: Đây là bộ chuẩn màu sắc được sử dụng trong thiết kế đồ họa trên các phần mềm đồ họa.
- Pantone Formula Guide: Bao gồm các công thức pha mực dành cho các xưởng sản xuất và in ấn.
Phân loại theo đặc tính của vật liệu thiết kế
- Pantone Metallics: Được dùng chuyên dụng cho các thiết kế kim loại
- Pantone Neon & Pastel: Là bảng màu dành cho thiết kế giấy dán, biển hiệu và phấn.
4. Cách kiểm tra màu sắc bằng pantone màu

Như đã nói ở trên mỗi màu trong hệ thống PMS đều có mã số riêng để nhận dạng sắc độ, vì vậy nếu bạn muốn chọn màu như thế nào thì tìm đúng mã màu đó để kiểm tra. Cụ thể, tên của hệ màu pantone sẽ được chia làm 3 phần chính:
– Phần đầu tiên là từ “PANTONE” được viết hoa toàn bộ và đặt ở phần đầu. Đây là cách để Pantone nhận diện thương hiệu và đánh dấu bản quyền cho sản phẩm của mình.
– Phần thứ hai là một chuỗi các dãy số, mục đích của chúng để thể hiện mức độ sắc độ mà mỗi màu mang lại. Độ dài hay ngắn của dãy số sẽ phù thuộc vào từng màu sắc khác nhau.
– Phần cuối cùng là chữ cái, thường được sử dụng nhất là các chữ C, M, U, Q hoặc T. Chúng có ý nghĩa thể hiện chính xác hiệu ứng màu sắc khi áp dụng lên các loại chất liệu giấy in khác nhau.
Ví dụ như C (Coated) là màu dành cho những loại giấy có lớp tráng phủ như giấy couche, U (uncoated) là những loại giấy không tráng như giấy ford, M (Matte) là giấy mờ, Q (Opaque) dành cho những màu sắc in trên bề mặt nhựa đục, còn T (Transparent) là màu sắc trên bề mặt nhựa trong.
5. Ứng dụng của bảng màu Pantone
Màu Pantone được coi như những gam màu chuyên dụng thường được áp dụng trong ngành in ấn, đặc biệt là trong việc tạo ra các bao bì. Chúng thường được ưa chuộng để in tem nhãn, trên túi giấy và các loại bao bì cao cấp.
Ngoài ra, đôi khi màu Pantone cũng được áp dụng trong lĩnh vực thiết kế thời trang và công nghiệp. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của màu Pantone không chỉ giới hạn ở đó. Bảng màu của Pantone còn thể hiện trong nhiều sản phẩm và mẫu mã độc đáo khác nhau.
Từ hệ thống hướng dẫn màu sắc dựa trên các tông màu da người (được phát triển như một tác phẩm nghệ thuật chống phân biệt chủng tộc và màu da), đến các tiêu chuẩn màu cho phấn mắt, và thậm chí tiêu chuẩn màu cho socola. Hệ thống màu này đã nhận được sự công nhận từ nhiều công ty thiết kế và được ứng dụng trên toàn cầu.

6. So sánh hệ màu CMYK, RGB và Pantone
Trước khi tiến vào việc so sánh ba hệ màu, hãy cùng tìm hiểu một chút về thông tin cơ bản của từng hệ màu. Hệ màu RGB là viết tắt của cơ chế màu cộng, thường được áp dụng để tái tạo màu trên các màn hình TV, màn hình máy tính và các thiết bị điện tử khác (như máy ảnh kỹ thuật số). Hệ màu RGB bao gồm các gam màu sau:
- R = Red (đỏ)
- G = Green (xanh lá)
- B = Blue (xanh dương)

Hệ màu CMYK hoạt động theo nguyên tắc hệ màu trừ, thường được ứng dụng trong ngành in ấn. Hệ màu CMYK bao gồm bốn màu chính sau đây:
- C = Cyan (màu xanh lam)
- M = Magenta (màu đỏ hồng)
- Y = Yellow (màu vàng)
- K = Black (màu đen) (từ “K” được sử dụng thay cho “B” để chỉ màu đen, vì “B” đã được dùng để biểu thị màu xanh dương. Ngoài ra, “K” còn có thể nghĩa là “Key”, tượng trưng cho yếu tố quan trọng và then chốt).

Sự khác biệt giữa 3 hệ màu CMYK, RGB và Pantone
Về bản chất, các tệp sử dụng hệ màu RGB sẽ tương thích tốt với các thiết bị sử dụng ánh sáng trắng làm nguồn cơ sở. Do đó, hệ màu RGB thường được áp dụng cho việc hiển thị màu trên màn hình máy tính và các thiết bị trong ngành thiết kế web, nơi mà màu sẽ được truyền tải qua các màn hình hoặc máy chiếu sử dụng ánh sáng.
Mặt khác, hệ màu CMYK lại được ưa chuộng trong ngành in ấn. Một nhà thiết kế ảnh số có thể chỉnh sửa ảnh sử dụng hệ màu RGB, nhưng khi in ra trên các máy in sử dụng mực CMYK, màu sắc sẽ thể hiện khác biệt so với những gì bạn thấy trên màn hình.
Do đó, đối với thiết kế số trên web, việc chọn hệ màu RGB là lựa chọn hợp lý, trong khi với công việc in ấn, hệ màu CMYK sẽ phù hợp hơn. Lưu ý rằng, việc cài đặt hệ màu đúng từ đầu sẽ tránh tình trạng màu sắc của sản phẩm và thiết kế không khớp nhau.
So với Pantone, điểm khác biệt đầu tiên giữa CMYK và Pantone nằm ở mức độ chính xác. Pantone thường được ưa chuộng trong việc phối màu trong lĩnh vực kỹ thuật số và đồ họa, điều này cũng làm tăng giá thành khi sử dụng màu Pantone trong in ấn. Trong khi đó, CMYK đơn giản hơn trong việc kết hợp các màu sắc.
Khác biệt thứ hai nằm ở việc hệ màu Pantone không thể phù hợp với hệ màu RGB, chỉ phù hợp với hệ màu CMYK. Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia trong ngành, màu Pantone thường mang lại sự tươi sáng và nổi bật hơn so với hai hệ màu còn lại.
7. Kết luận
Hệ màu Pantone không chỉ đơn thuần là một bảng màu, mà còn là một phần không thể thiếu trong ngành thiết kế đồ họa và truyền thông. Từ việc đảm bảo tính nhất quán màu sắc cho đến việc xây dựng thương hiệu và truyền tải thông điệp, màu Pantone đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các thương hiệu và tác phẩm đồ họa. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay với Boxes Việt Nam qua website https://boxes.com.vn/ hoặc Hotline: 0989.2222.47 để nhận được từ vấn chi tiết nhé!
Tại Boxes Việt Nam, chúng tôi cung cấp các sản phẩm: thùng carton, hộp carton, băng keo, cuộn bóng khí, túi niêm phong,… hơn thế, chúng tôi nhận thư vấn thiết kế miễn phí cho quý khách hàng có nhu cầu. Hãy đến với Boxes Việt Nam, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất.