In chuyển nhiệt là gì? Áp dụng công nghệ này vào sản xuất

Nếu là một người kinh doanh tư nhân hay doanh nghiệp vừa thì bạn chắc chắn đã nghe qua về phương pháp in chuyển nhiệt là gì. Nếu tìm hiểu kỹ chúng thì bạn sẽ hiểu tại sao chúng lại được nhắc nhiều như thế, cùng Boxes Việt Nam đi qua bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin nhé!

1. In chuyển nhiệt là gì?

Phương pháp in ấn bằng cách sử dụng nhiệt độ để làm tan lớp màng ribbon để chi tiết dính lên bề mặt sản phẩm gọi là kỹ thuật in chuyển nhiệt. Nếu áp dụng in chuyển nhiệt lên áo hay vải thì thường sẽ in trước lên giấy để tạo chi tiết sau đó ép nhiệt để chuyển chi tiết đó qua bề mặt áo hay vải.

Có 3 công nghệ in hiện hiện nay là nhóm in nhiệt, nhóm in sáp, nhuộm thăng hoa qua nhiệt, in chuyển nhiệt thuộc nhóm in nhiệt trên. Kỹ thuật in này xuất phát từ ý tưởng của tập đoàn SATO Group tại Nhật Bản và đã ra mắt vào năm 1982 với máy in đầu tiên có tên là SATO M-2311. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi cũng vì những ưu điểm mà chúng có về mặt hình ảnh bản in.

2. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt

2.1. Ưu điểm

Thế mạnh khi in chuyển nhiệt
Thế mạnh khi in chuyển nhiệt

– Đây là loại công nghệ có khoản đầu tư để vận hành khá thấp, nguyên vật liệu để chuyển bị in cũng không cao như các phương pháp in hiện đại khác.

– Quá trình thực hiện được tối ưu hóa và diễn ra đơn giản, điều này sẽ làm giảm thiểu các chi phí về thuê nhân công trong sản xuất.

– Chất lượng hình ảnh cho ra tốt và có độ phân giải cao, sắc nét, độ bền màu cũng rất tốt.

– Có thể in linh hoạt ở nhiều vị trí trên bề mặt sản phẩm.

– In chuyển nhiệt có thể được áp dụng lên nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm vải, nhựa, gỗ, và kim loại.

2.2. Nhược điểm

Yếu điểm khi in chuyển nhiệt
Yếu điểm khi in chuyển nhiệt

– Hình thức in chuyển nhiệt không phù hợp với mô hình quy mô in ấn lớn và chúng chỉ thích hợp để áp dụng vào các sản phẩm in ấn thông thường.

– Tuy có thể in lên nhiều chất liệu nhưng chúng sẽ thực sự hiệu quả khi sản phẩm có độ bám dính tốt. Không phải sản phẩm nào cũng sẽ có độ bám dính tốt, vì vậy chúng không nên sử dụng hình thức in chuyển nhiệt này.

– Các bề mặt của vật liệu khi in cũng rất quan trọng, chúng không nên có một bề mặt gồ ghề vì phương pháp này không cho phép chất lượng in tốt trên bề mặt này.

– Vì dùng phương pháp nhiệt nên chúng thực sự không phù hợp với các loại vật liệu được làm từ nilon.

– Nếu như dùng phương pháp này để in áo phông, lên vải thì sẽ có hiện tượng chi tiết in sẽ bị nứt, vỡ ra khi bạn dùng lực để kéo tấm vải có vùng in.

3. Các phương pháp in chuyển nhiệt

Hình thức in chuyển nhiệt rất phổ biến đặng biệt là đối với các chủ cửa hàng nhỏ lẻ đến vừa. Tuy nhiên có hai lĩnh vực hoạt động chính cho phương pháp này là in lên áo thun và in lên ly sứ.

Ứng dụng của công nghệ in chuyển nhiệt
Ứng dụng của công nghệ in chuyển nhiệt

3.1. In chuyển nhiệt lên áo thun

Đây là một hình thức rất phổ biến trong công nghệ in ấn áo thun, chúng ta thường thấy các hình ảnh, logo, hoặc thông điệp được in chuyển nhiệt lên áo thun thể thao hoặc quà tặng cá nhân. Phương pháp này được các local brand ưa chuộng và sử dụng để sản xuất ra các ấn phẩm thời trang của họ.

Đặt áo thun lên mặt bàn ép, lưu ý để bề mặt của áo bằng phẳng không bị nhăn và gồ ghề để tránh in bị lỗi. Tiếp theo, đặt bản in lên bề mặt của sao và phần mực in sẽ hướng vào trong. Sau đó, tiến hành ép bán nhiệt lên mặt bàn sản phẩm, nhiệt sẽ được chuyển vào lớp mực và khiến nó dính vào áo, khi đủ thời gian thì bận có thể nhấc bàn nhiệt lên.

Hiện trên thị trường có hai loại máy in chuyển nhiệt được cho là tối ưu nhất là máy bản khổ A4 và máy khổ A3. Với những máy này thì bề mặt áo có thể trải phẳng phiu nhằm in ấn dễ dàng hơn cho ra hình ảnh hoàn hảo hơn.

3.2. In chuyển nhiệt lên ly sứ

Loại hình này cũng rất phổ biến khi lựa chọn phương pháp in lên ly sứ, nếu bạn là người muốn thử sức với kinh doanh với các dòng ly sứ in ấn thì đây là công nghệ in thực sự phù hợp.

In chuyển nhiệt lên ly sứ là một phương pháp dễ dàng thực hiện, nó cũng không tốn quá nhiều thời gian nhưng mang lại chất lượng hài lòng. Những hình ảnh được chuyển nhiệt lên ly sứ sẽ có độ phân giải tốt, và độ bền tốt vì bề mặt của ly có một độ nhám tương đối.

4. Quy trình in chuyển nhiệt

4.1. Quy trình khi in chuyển nhiệt lên áo thun

* Đối với các loại áo thun sáng màu

Các bước áp dụng in chuyển nhiệt đối với áo thun sáng màu
Các bước áp dụng in chuyển nhiệt đối với áo thun sáng màu

– Bước 1: Chuyển đổi file trên mẫu sang giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng, ngay trên máy in nhiệt (lưu ý sẽ sử dụng in ngược file).

– Bước 2: Cài đặt thời gian và nhiệt độ cho máy in chuyển nhiệt, lưu ý thời gian và nhiệt độ của từng bản in sẽ khác nhau, bạn cần canh và thiết lập sao cho phù hợp.

– Bước 3: Sau đó đặt áo cần in lên mặt bàn mâm in, đặt file in lên bề mặt áo và mặt mực in sẽ hướng vào áo.

– Bước 4: Khi nhiệt độ đã đạt yêu cầu, tiến hành thao tác ép bàn chuyển nhiệt lên áo, thời gian kết thúc.

– Bước 5: Khi quá trình ép hoàn tất, nhận được tin hiệu thông báo thì bạn có thể nhấc mặt bàn chuyển nhiệt lên và lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra.

* Đối với các loại áo thun tối màu

Các bước áp dụng in chuyển nhiệt đối với áo thun tối màu
Các bước áp dụng in chuyển nhiệt đối với áo thun tối màu

– Bước 1: Áp dụng máy in nhiệt để in hình ảnh đã được thiết kế trước đó lên giấy chuyển nhiệt 3G Jet – Opaque. Hãy nhớ không in ngược hình ảnh.

– Bước 2: Sau đó sử dụng đến thiết bị cắt decal để tách hình ảnh giấy chuyển nhiệt ra theo file được thiết kế sẵn.

– Bước 3: Sau bước này sẽ thực hiện tương tư với khi in áo sáng màu, ta cũng thiết lập nhiệt độ và thời gian. Sau đó đặt áo lên bàn in và thực hiện thao tác chuyển nhiệt đến khi thông bao kêu hãy nhấc lấy nó ra.

4.2. Quy trình khi in chuyển nhiệt lên ly sứ

Các bước áp dụng in chuyển nhiệt đối với ly sứ
Các bước áp dụng in chuyển nhiệt đối với ly sứ

– Bước 1: Tận dụng máy in nhiệt để chuyển hình ảnh từ tập tin thiết kế lên giấy in nhiệt, đảm bảo rằng bạn không in ngược hình ảnh.

– Bước 2: Tiến hành cắt hình ảnh trên giấy chuyển nhiệt sao cho phù hợp với kích thước của ly sứ tương ứng.

– Bước 3: Khởi động máy ép ly sứ, sau đó thiết lập các chế độ về thời gian và nhiệt độ phù hợp.

– Bước 4: Sau đó, sử dụng keo nhiệt để cố định giấy in chuyển nhiệt vừa tạo lên bề mặt của ly sứ.

– Bước 5: Bỏ ly vào bên trong khuôn ép trên máy ép nhiệt, sau đó nhấn mạnh cần ép để kết nối chặt chẽ, đảm bảo không có ly bị trượt ra ngoài.

– Bước 6: Rút sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài sau khi máy thông báo hoàn tất. Đừng quên sử dụng bao tay cách nhiệt để đảm bảo an toàn trong quá trình in ấn.

Qua bài viết trên đây, có thể hiểu hình thức in chuyển nhiệt là một phương pháp đơn giản dễ thực hiện nên chúng được ưa chuộng ở nhiều lĩnh vực. Từ việc tạo ra áo thun cá nhân hóa đến sản xuất ly sứ quà tặng độc đáo, in chuyển nhiệt đem lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp và cá nhân. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu thêm về phương pháp in chuyển nhiệt và cân nhắc sử dụng chúng.

Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu sử dụng các loại bao bì đóng gói như hộp carton, thùng cartonhộp carton đẹp đựng quần áohộp carton đẹp đựng giày dépthùng nước ngọt, cuộn bóng khíbăng keo,… và in ấn thì Boxes Việt Nam chính là đơn vị cung cấp điều đó một cách uy tín. Bạn quan tâm có thể truy cập vào website boxes.com.vn để tìm hiểu về các sản phẩm cũng như các hình thức in ấn như in offset, in flexo, in lụa,… hoặc liên hệ qua số Hotline: 0989.2222.47 để được hỗ trợ chi tiết nhất.