In Flexo là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều bạn khi mới biết đến lĩnh vực in ấn. Trong bài viết này, Boxes Việt Nam sẽ cung cấp các bạn khái niệm về công nghệ in Flexo, ưu nhược điểm cũng như quy trình in Flexo trong in ấn.
Tóm tắt nội dung
1. In Flexo là gì?

Flexo, còn được gọi là flexography, là một phương pháp in ấn sử dụng khuôn in mềm dẻo. Kỹ thuật này thực hiện việc in các thành phần như hình ảnh và chữ viết bằng cách nâng cao khuôn in so với các phần không in.
Điều quan trọng là các hình ảnh trên khuôn in phải được in ngược so với trục của anilox, chịu trách nhiệm cung cấp mực. Sau đó, mực được ép in và chuyển trực tiếp lên vật liệu in. Công nghệ in Flexo thường được ứng dụng chủ yếu trong việc in thùng carton, nhãn mác bao bì, decal nhãn và các loại màng khác.
Dưới đây là một số loại máy in Flexo phổ biến đang được sử dụng trên thị trường:
– Máy in flexo 1 màu
– Máy in flexo 2 màu
– Máy in flexo 3 màu
– Máy in flexo 4 màu
– Máy in flexo 5 màu
– Máy in flexo tờ rời
– Máy in flexo khổ nhỏ
– Máy in flexo khổ lớn
2. Cấu tạo máy in Flexo

Một máy in flexo có những bộ phận cơ bản sau đây
– Trục cấp mực (Metering Roller): Là một trục tròn có phần dưới được ngâm trong máng mực. Chức năng của nó là chuyển mực từ máng mực lên trục anilox. Ngày nay, nó còn được gọi là trục đo sáng (Metering Roller).
– Trục anilox (Anilox Roll): Là một trục kim loại có bề mặt được khắc các ô nhỏ như các giếng chứa mực. Khi được tiếp mực từ trục cấp mực, các giọt mực sẽ được chứa trong các giếng trên trục anilox.
– Thanh gạt mực (Doctor Blade): Được sử dụng để gạt sạch mực trên bề mặt trục anilox, nhằm tránh mực thừa làm mờ bản in. Thanh gạt mực có thể được làm bằng thép hoặc polyme.
– Trục gắn khuôn in (Plate Cylinder): Được làm bằng cao su, dùng để gắn khuôn in lên bề mặt thông qua việc sử dụng băng keo, từ trường hoặc các chốt khóa.
– Khuôn in (Flexographic Printing Plate): Được chế tạo từ nhựa photopolymer. Có thể sản xuất khuôn in bằng phương pháp quang hóa, CTP hoặc khắc laser, sau đó được gắn lên trục in thông qua băng keo 2 mặt hoặc từ trường. Độ dày, độ cứng hoặc độ mềm của khuôn in phụ thuộc vào vật liệu in (giấy, carton hoặc màng).
– Trục ép áp lực (Impression Cylinder): Được làm từ cao su, có nhiệm vụ ép bề mặt vật liệu cần in vào trục gắn khuôn in để chuyển mực từ khuôn in lên bề mặt cần in.
– Khay chứa mực (Ink Tray)
3. Nguyên lý của kỹ thuật in Flexo
Phương pháp in Flexo (in flexo cuộn) cho phép in trực tiếp bằng cách truyền mực từ máng lên cuộn anilox, sau đó chuyển đến khuôn in để in các hình ảnh nổi lên bề mặt chất liệu in. Khi mực từ trục anilox tiếp xúc với khuôn in, nó chỉ bám vào các phần hình ảnh đã được khắc nổi trên khuôn. Nhờ điều này, khi khuôn in được ép lên bề mặt chất liệu in, chỉ có hình ảnh cần in được in lên giấy.
Hiểu đơn giản, in Flexo cuộn thực hiện như sau:
– Mực in dạng lỏng được đưa lên lô máng mực.
– Mực tiếp tục chuyển đến lô anilox, điền đầy các ô lõm trên trục này
– Mực từ lô anilox được dịch chuyển đến những vị trí đã được khắc nổi trên khuôn in (khuôn in được gắn trên ống bản in).
– Cuối cùng, phần mực dính trên khuôn in sẽ được ép lên giấy, hình thành bản in hoàn chỉnh nhờ tác động của ống ép in.
Máy in Flexo hoạt động dựa trên nguyên tắc của các con lăn cuộn tròn, mang lại tốc độ in cao, cho phép sản xuất ở quy mô lớn trong thời gian ngắn. Công nghệ in Flexo còn phù hợp để in trên đa dạng các loại chất liệu, bao gồm nhựa, màng kim loại, vải và giấy.
4. Ưu nhược điểm của công nghệ in Flexo
4.1. Ưu điểm

– Mực in Flexo có độ bám dính tốt, khô nhanh và không bị lem hay nhòe màu. Điều này là điểm mạnh lớn nhất của công nghệ này, vì mực khô nhanh giúp tăng tốc quá trình in, dẫn đến công suất in cao hơn.
– Công nghệ in Flexo cho phép in trên đa dạng các loại chất liệu, bao gồm nhựa, màng kim loại, vải và giấy.
– In ấn flexo bề mặt đặt theo chiều ngang, cho phép in cả 2 mặt. Ngoài ra, nó cũng có thể in trên các bề mặt nặng hơn như các tấm tôn.
– So với công nghệ in offset sẽ tính theo số tờ in thì in Flexo tiết kiệm được nhiều chi phí hơn khi in với số lượng lớn.
4.2. Nhược điểm

– Có thể xảy ra hiện tượng nhiều điểm ảnh và nhòe do áp lực giữa các trục lô.
– Mực có thể trôi qua các cạnh bên do sự dư mực từ trục anilox sang khuôn in, vì vậy cần sử dụng thanh gạt để giảm tình trạng này.
– Có khả năng xuất hiện các đốm hoặc đường kẻ trên bản in do trục mực không cung cấp đều hoặc mực bị khô.
– Có thể xảy ra tràn mực hoặc nét in to hơn thiết kế do sự dư mực từ khuôn in.
– Mực có thể không bám dính tốt trên một số bề mặt và không phù hợp với kỹ thuật in này.
– Công nghệ in Flexo thường đòi hỏi thời gian tạo bản in lâu hơn so với các phương pháp khác. Ngoài ra, chi phí của một bản photopolymer thường khá cao.
– Nên sử dụng kỹ thuật in Flexo cho các đơn hàng có số lượng lớn.
5. Các bước trong quy trình in Flexo

Chế bản và xử lý file trước khi in
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm được in ra tốt nhất, các đơn vị nên chú trọng hơn trong khâu chế bản trên máy tính.Chế bản bao gồm việc xử lý file từ bản thiết kế, sắp xếp tờ in, dàn trang, bình trang, và thiết lập ốc màu CMYK cho đến khi tạo ra file cuối cùng ở định dạng PDF. Để thực hiện chế bản, thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Illustrator, Corel Draw, Adobe Acrobat…
Output film
Sử dụng công nghệ CTF (Computer to Film), dữ liệu số từ máy tính được chuyển đổi thành dữ liệu tương tự trên bản film thông qua máy ghi film. Mỗi màu (Cyan, Magenta, Yellow, và Black) sẽ có một bản film riêng biệt, thường được thể hiện dưới dạng đen trắng.
Phơi khuôn in
Sau khi bản film hoàn thành, chúng được dán lên các bản kẽm và đưa vào máy phơi kẽm. Quá trình này dựa trên nguyên lý quang hóa, những phần không cần in sẽ bị ăn mòn. Các phần tử in hoặc chi tiết không hoàn toàn lòe sáng sẽ bị ăn mòn một phần.
Lưu ý: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các nhà sản xuất đã phát triển các máy ghi trực tiếp lên bản kẽm, được gọi là máy ghi kẽm hoặc CTP (Computer to Plate).
In Flexo
Cuối cùng, bản khuôn in được đặt lên trục, và việc điều chỉnh các ốc màu là cần thiết để đảm bảo rằng hình ảnh trên bản in khớp hoàn toàn với nhau, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm in ra đúng như yêu cầu.
6. Những điều cần lưu ý khi áp dụng công nghệ in Flexo
Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những điều quan trọng khi tiếp cận công nghệ in Flexo, giúp bạn nắm vững phương pháp này và ứng dụng nó hiệu quả trong quy trình in ấn.
– Lựa chọn loại mực phù hợp: Mực in Flexo có thể là dạng nhựa hoặc dung dịch. Việc chọn loại mực phù hợp với vật liệu cần in là rất quan trọng.
– Xác định độ phân giải phù hợp: Độ phân giải cao có thể mang lại hình ảnh in sắc nét, tuy nhiên, cũng có thể tăng chi phí in ấn. Vì vậy bạn hãy cân nhắc lựa chọn độ phân giải phù hợp với nhu cầu.
– Kiểm soát khoảng cách in: Đảm bảo rằng khoảng cách giữa các dải màu được thiết lập chính xác, để tránh các vấn đề như viền trắng hoặc không đồng đều màu sắc.
– Điều chỉnh tốc độ in: Tốc độ in quá cao có thể làm giảm chất lượng in, trong khi tốc độ quá chậm có thể kéo dài thời gian in. Việc điều chỉnh tốc độ in là rất quan trọng.
7. Đơn vị cung cấp bao bì in Flexo uy tín, chất lượng tại TP.HCM
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp bao bì in Flexo chất lượng và đáng tin cậy tại TP.HCM, thì không thể bỏ qua công ty Boxes Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất bao bì, Boxes Việt Nam đã trở thành một trong những địa chỉ tin cậy dành cho các doanh nghiệp cần cung cấp thùng carton in Flexo chất lượng cao.
Chúng tôi sở hữu máy in Flexo hiện đại, chất lượng cao nên chất lượng luôn được đảm bào và giá cả được tính trực tiếp từ xưởng sản xuất, giúp đảm bảo sự minh bạch và cạnh tranh. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế hoàn toàn miễn phí, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng vượt qua mong đợi của quý khách.
Các sản phẩm bên Boxes Việt Nam bao gồm: hộp giấy đựng yến sào, thùng carton đựng dưa hấu, thùng carton đựng sầu riêng xuất khẩu, thùng carton khổ lớn, hộp giấy chia ngăn, và rất nheieuf sản phẩm khác tại xưởng chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0989.2222.47 để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết nhất hoặc truy cập website https://boxes.com.vn/ để xem thêm nhiều mẫu sản phẩm mới nhất.