In lụa là gì? Kỹ thuật truyền thống độc đáo trong nghệ thuật in ấn

In lụa là một nghệ thuật in ấn truyền thống từ xưa đến nay, ngày nay khi công nghệ phát triển sẽ có những máy móc ra đời cải tiến quá trình in lụa một cách nhanh chóng hơn, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Vậy bạn hãy cùng với Boxes tìm hiểu kỹ hơn về in lụa, phân loại kỹ thuật in lụa và quá trình in lụa được diễn ra như thế nào nhé!

1. In lụa là gì? 

In lụa là gì? Nghệ thuật trong in ấn
In lụa là gì? Nghệ thuật trong in ấn

In lụa là kỹ thuật in ấn từ ngày xa xưa và đã trải qua rất nhiều năm. In lụa là quá trình áp lực và kéo chuyển mực lên bề mặt vật liệu thông qua lưới in để tạo ra những hình ảnh. Đối với những vật liệu khác đều sẽ làm một cách tương tự như vậy để tạo ra nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau trên bản in. Ngày xưa, in lụa dùng để tái tạo tranh ảnh, văn bản, thiệp cưới,…

Kỹ thuật in lụa đơn sắc là một trong những kỹ thuật độc đáo trong nghệ thuật in ấn. Nó được sử dụng nhiều lưới in với mỗi màu sắc khác nhau đòi hỏi thợ in phải tỉ mỉ và chính xác để khi in chồng nhiều loại mực vẫn giữ được hình ảnh sắc nét và độ tương phản cao.

2. Ưu và nhược điểm của in lụa

2.1 Ưu điểm của in lụa

– Chúng ta có thể sử dụng phương pháp in lụa thủ công để tiết kiệm chi phí.

– Sử dụng nhiều màu sắc khác nhau trên một khung in.

–  In được trên nhiều chất vải khác nhau từ giấy cho đến gốm sứ, thủy tinh,…Khi in xong vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh được sắc nét.

In lụa được sử dụng khá là phổ biến ở nhiều ngành nghề khác nhau. Chúng ta có thể dùng để in quảng cáo, in áo thun, túi xách, hộp quà, hộp carton,…

– Hình ảnh sau khi in ấn được bảo quản đúng cách, có thể tái sử dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

2.2 Nhược điểm của in lụa

– Tốn nhiều thời gian và chi phí nếu chúng ta cần thay đổi mẫu mã, hình ảnh bởi vì khi in mỗi mẫu sẽ phải cần 1 khuôn riêng biệt.

– Cẩn thận, tỉ mỉ là một yếu tố cần thiết trong quá trình in lụa, bởi vì mực khi bị dính lem ra ngoài rất khó chùi, rửa sẽ phải bỏ đi.

– Giới hạn màu sắc hình ảnh, so với in Offset thì in lụa không thể phối các màu sắc phức tạp.

3. Phân loại kỹ thuật in lụa

3.1 Dựa vào cách thức sử dụng khuôn in

– In lụa thủ công:  Sẽ có người thực hiện thủ công hoàn toàn trong quá trình in, chính vì vậy quá trình rất mất thời gian và in được số lượng rất ít.

– In lụa bán tự động (có cơ khí hóa): Đây là phương pháp được cải tiến hiện nay, ở phương pháp này sẽ nhanh hơn phương in pháp in lụa là sẽ kết hợp giữa thủ công và máy móc giúp cho thời gian in sẽ nhanh hơn và giúp tiết kiệm được nguồn lực.

– In lụa tự động: Có thể bạn đã  biết ở phương pháp in này sẽ dùng 100% máy móc mà không có thủ công. Khi chúng ta đặt lệnh, máy móc sẽ tự động căn chỉnh, gạt mực đều để in ra hình ảnh sắc nét.

Phương pháp in lụa được cải tiến qua nhiều năm từ in lụa thủ công sang in lụa tự động và cuối cùng là in lụa bán tự động
Phương pháp in lụa được cải tiến qua nhiều năm từ in lụa thủ công sang in lụa tự động và cuối cùng là in lụa bán tự động

3.2 Theo dạng khuôn in

– Sử dụng khuôn lưới phẳng: Khuôn in này thường được dùng để in lên các vật liệu có bề mặt phẳng nhất định, ví dụ như vải, cao su, giấy carton,…

– Sử dụng khuôn lưới tròn: Vì nó là khuôn tròn nên khi in sẽ hạn chế các vật liệu để in, chọn những vật liệu như chén, bát, ly thủy tinh,…như vậy sẽ phù hợp với khuôn in.

Phương pháp in dùng khuôn lưới phẳng
Phương pháp in dùng khuôn lưới phẳng

3.3 Theo phương pháp in

– In trực tiếp: Hãy cẩn thận với phương pháp in này vì thường chỉ dùng để in vật liệu có màu trắng hoặc màu, những màu này sẽ không làm màu của hình ảnh bị thay đổi.

– In phá gắn: Yêu cầu đơn giản đôi với phương pháp này đó là chỉ cần những vật liệu có màu nền sẵn, in phá gắn sẽ cho ra hình ảnh sắc nét không bị nhòe màu.

– In dự phòng: Nếu các sản phẩm không có màu nền sẵn sẽ dùng phương pháp in dự phòng để in hình ảnh lên vật liệu.

4. Nguyên vật liệu cần có để in lụa

Khung, giấy carton, màu,...là những nguyên vật liệu cần thiết để in lụa
Khung, giấy carton, màu,…là những nguyên vật liệu cần thiết để in lụa

Những nguyên vật liệu cần thiết trong quá trình thực hiện kỹ thuật in lụa như sau:

Lưới in: Là một thành phần quan trọng nhất trong quá trình in lụa. Tùy thuộc và nhu cầu in ấn mà lưới in có độ mịn và độ dày khác nhau. Khi sử dụng, mực in được đẩy qua lưới in và lọt qua các lỗ nhỏ theo mẫu mong muốn, tạo ra hình ảnh hoặc chữ in trên bề mặt in.

Khung in: Là một khung bao gồm khung chất liệu như nhôm hoặc gỗ và được bọc bởi lớp lưới in. Khung in được sử dụng để giữ và căng chặt lưới in trong quá trình thực hiện quá trình in ấn. Khung in đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các bản in chất lượng và chính xác.

Mực in: Tùy thuộc vào vật liệu và yêu cầu của khách hàng mà chọn lựa loại mực in phù hợp để khi in ra có một hình ảnh trông bắt mắt và bền bỉ. Thường được dùng phổ biến là mực nước và mực dầu.

Bàn in: Là vật dụng cần thiết để đặt khung in và vật liệu in. Để thuận tiện trong quá trình in ấn bàn in cần có bề mặt phẳng và có thể điều chỉnh độ cao theo yêu cầu.

Vật liệu, bộ dụng cụ: Dựa theo nhu cầu của khách hàng mà chuẩn bị vật liệu để in. Các loại vật liệu thường in phổ biến là vải, giấy carton, da,…Tiếp theo đó là các vật dụng cần thiết để hỗ trợ trong quá trình in như băng keo, bàn chải, chổi, dao cắt,…

5. Quy trình in lụa

Quá trình in lụa cần sự tỉ mỉ và khéo léo, để cho ra được một hình ảnh chất lượng người thợ cần biết cách áp lực đẩy mực sao cho đều để khi in những hình ảnh phức tạp hơn màu mục, chất lượng ảnh vẫn đẹp. Hãy cùng chúng tôi tham khảo 5 bước trong quy trinh in lụa dưới đây nhé. 

Bước 1: Chuẩn bị mẫu in

Ở bước đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị và kiểm tra mẫu hoặc thiết kế muốn in lên vật liệu. Để khi in có một hình đẹp và sắc nét.

Bước 2: Chuẩn bị lưới in 

Cần chuẩn bị trước các lưới in, vệ sinh và khử trùng khung in mới để đảm bảo chất lượng hình ảnh khi in lên. Mẫu in được chuyển sang lưới bằng phương pháp in âm bản hoặc in dương bản.

Bước 3: Đặt mực

Sau khi hoàn thành các bước trên, mực in đã để sẵn sàng, thợ in sử dụng chổi hoặc bàn chải để tán mực ra đều trên lưới in.

Bước 4: In lụa

Bước này khá quan trọng trong khâu in lụa, để bắt đầu in chúng ta cần để bàn in, lưới in lên trên vật liệu rồi sẽ dùng lực đẩy mực sao cho đều để đảm bảo hình ảnh in xuống sẽ đảm bảo chất lượng.

Bước 5: Làm sạch và kiểm tra 

Bước cuối cùng hoàn thành quá trình in lụa, sau khi in xong lưới in được đem đi rửa và làm sạch liền để tránh bị khô mực và tắc lưới. Kiểm tra xem sản phẩm đã đảm bảo chất lượng và in ra đúng chưa.

5 Bước trong quy trình in lụa mà bạn cần biết
5 Bước trong quy trình in lụa mà bạn cần biết

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về in lụa và quá trình in lụa. Nếu bạn đang tìm một xưởng in lụa chất lượng, giá rẻ tại TP.HCM, vậy thì Boxes Việt Nam là một lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Với gần 10 năm trong ngành in ấn, Boxes cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại sẽ đảm bảo quá trình in diễn ra một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. 

Bạn có ý tưởng, nhưng chưa biết phải làm sao để thiết kế theo đúng với mong muốn của mình? Đừng lo, hãy đến với Boxes Việt Nam bạn sẽ được tư vấn miễn phí, thiết kế miễn phí để đưa ra những thiết kế đúng theo yêu cầu và mong muốn của bạn. Không chỉ dừng lại ở đó, cam kết giá cả cạnh tranh, chiết khấu cao đối với những đơn hàng đạt giá trị cho khách hàng và người thu mua. Các bạn có thể tham khảo nhiều hơn trên website
https://boxes.com.vn hoặc liên hệ Hotline: 0989.2222.47 để được tư vấn đặt hàng nhé! Cam kết giao hàng đúng hạn, luôn mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm tuyệt vời nhất tại Boxes Việt Nam.