In metalize là gì? Khám phá các phương pháp sản xuất màng metalize

In metalize là kỹ thuật in ấn đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Kỹ thuật này không chỉ đem lại vẻ ngoài nổi bật mà còn giúp gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Vậy kỹ thuật in metalize là gì? Chúng được sản xuất như thế nào và giá cả ra sao? Hãy cùng Boxes Việt Nam tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

1. In metalize là gì?

Trong lĩnh vực in ấn, có một kỹ thuật khá mới được gọi là in metalize hoặc in màng kim loại. Các xưởng sản xuất sẽ tiến hành mạ thêm một lớp màng kim loại mỏng (khoảng 4 micromet) lên sản phẩm để làm tăng tính thẩm mỹ.

Loại màng kim loại này được tạo ra từ các chất như crom, niken, nhôm và vàng, tuy nhiên được sử dụng nhiều nhất vẫn là nhôm. Độ dày của lớp màng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng, màng kim loại càng dày thì giá càng đắt.

Các loại màng in metalize được sử dụng phổ biến

Các loại màng metalize trên thị trường
Các loại màng metalize trên thị trường

Hiện nay trên thị trường màng metalize được chia thành 4 loại được sử dụng phổ biến là:

  • MPET: Polyester Metalized – màng PET được mạ ion kim loại trắng sáng bóng (Si).
  • MOPP: OPP Metalized – màng OPP được mạ ion kim loại hơi sáng (Si). 
  • MCPP: CPP Metalized – màng CPP được mạ ion kim loại trắng mờ (Aluminum).
  • MBON: Nylon Metalized – màng PA được mạ ion kim loại trắng hơi sáng (Si).

2. Vai trò của kỹ thuật in metalize

Lợi ích khi sử dụng in metalize
Lợi ích khi sử dụng in metalize

Mặc dù giá thành in metalize không hề rẻ nhưng nó vẫn được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng: Sau đây là những vai trò mà chúng đem lại:

  • Gia tăng giá trị thẩm mỹ: Những sản phẩm được in metalize sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn với lớp phủ kim loại tinh tế. Điều này giúp sản phẩm thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và tạo được ấn tượng tích cực với khách hàng. Điều này mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
  • Bảo vệ tốt sản phẩm: Kỹ thuật in metalize không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn bảo vệ sản phẩm khỏi tác động của thời tiết và môi trường xung quanh. Lớp màng kim loại tạo ra một lớp bảo vệ mạnh mẽ, ngăn chặn sự trầy xước và oxi hóa. Điều này kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và giữ cho nó luôn mới mẻ và hấp dẫn.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Lựa chọn kỹ thuật in metalize cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu vững mạnh. Sản phẩm được tạo ra với chất lượng tốt nhất và sự cẩn thận trong từng chi tiết. Điều này giúp khách hàng có cái nhìn tốt hơn đối với thương hiệu.
  • Trưng bày và biếu tặng: Bên cạnh đó, các sản phẩm sử dụng loại kỹ thuật này còn được ứng dụng rộng rãi trong việc trưng bày và biếu tặng. Sự bắt mắt và hấp dẫn màu sắc trong từng chi tiết khiến chúng trở nên đẹp mắt và đẳng cấp hơn. Đây là sự lựa chọn  tuyệt vời để làm nổi bật sản phẩm trong các sự kiện, triển lãm hoặc làm quà tặng độc đáo cho đối tác kinh doanh.

3. Phương pháp sản xuất màng metalize

Các kỹ thuật sản xuất màng metalize
Các kỹ thuật sản xuất màng metalize

Quy trình sản xuất giấy màng Metalize cũng tuân thủ theo các bước khép kín, tương tự như việc tạo ra các loại giấy in thông thường như Ivory, Couche, Ford, Bristol. Màng Metalize được tạo ra thông qua hai công nghệ sản xuất phổ biến sau đây:

–  Cán màng nhôm: Phương pháp này liên quan đến việc cán một lớp màng nhôm có độ dày từ 9-12 micro lên một mặt của tờ giấy. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là sử dụng lượng nhôm đáng kể, gây lãng phí nguyên liệu.

–  Cán màng Metalize chân không: Đối với phương pháp này màng metalize sẽ được tạo ra thông qua quá trình nấu chảy nhôm ở nhiệt độ 1500 độ C trong môi trường chân không. Khi đó nhôm sẽ dính vào bề mặt giấy do bị bốc hơi trong không khí. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu lên đến 300 lần. Còn lớp màng được tạo ra có độ dày rất nhỏ, chỉ khoảng <0.1g/m2.

4. Những điều cần lưu ý khi in metalize

Dưới đây là một vài lưu ý khi in metalize giúp thành phẩm tạo ra được đẹp mắt và tránh lãng phí thời gian để sửa chữa những lỗi sai không đáng có:

–  Để tránh việc sản phẩm in ra bị lệch màu so với bản thiết kế ban đầu, các doanh nghiệp cần chú ý trong việc lựa chọn màu sắc và chất liệu. Cần lựa chọn màu in phù hợp với màu màng metalize để mang lại hiệu ứng tốt nhất.

–  Trước khi thực hiện cán màng in metalize, các doanh nghiệp nên nhờ các chuyên viên thiết kế đo lường và tư vấn kích thước vị trí in ấn nội dung và hình ảnh. Điều này giúp đảm bảo tỷ lệ các chi tiết được căn chỉnh sao cho bao bì đạt được độ hài hòa và tính thẩm mỹ tốt nhất.

–  Nên tham khảo giá trên thị trường trước khi quyết định chọn xưởng sản xuất chính thức, nhất là với những đơn hàng có số lượng lớn. Lưu ý trong việc lựa chọn đơn vị sản xuất, nên chọn những nơi uy tín và có chính sách khách hàng minh bạch.

5. Ứng dụng của in metalize

Nhờ vào những lợi ích đa dạng mà kỹ thuật này mang lại, chúng được úng dụng rộng rãi trong nhiều mặt hàng khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của in metalize:

In túi giấy

In metalize trên túi giấy
In metalize trên túi giấy

Các doanh nghiệp thường kết hợp thêm kỹ thuật in metalize lên túi giấy dành cho các sản phẩm cao cấp như trang sức, quà tặng để gia tăng giá trị sản phẩm. Và đương nhiên giá của các loại túi giấy được cán màng metalize sẽ đắt hơn các loại túi giấy thông thường.

In vỏ sản phẩm

In metalize trên vỏ hộp sản phẩm
In metalize trên vỏ hộp sản phẩm

Các loại bao bì thường thấy trên thị trường sử dụng kỹ thuật in ấn này có thể kể đến như vỏ hộp thuốc, vỏ hộp kem đánh răng, vỏ hộp rượu vang,…Điều này giúp tạo điểm nhấn cho sản phẩm, giúp chúng trở nên nổi bật và thu hút ánh nhìn của khách hàng hơn so với các sản phẩm khác trên kệ hàng.

In tạp chí, bìa sách, thiệp và lịch

In metalize trên bao lì xì, lịch và sách báo
In metalize trên bao lì xì, lịch và sách báo

In tạp chí, bìa sách: Một số tạp chí và bìa sách cũng áp dụng kỹ thuật in màng Metalize để tạo ra hiệu ứng trang trí đặc biệt, thu hút sự chú ý của độc giả.

Kỹ thuật in màng Metalize thường được áp dụng trong thiệp cưới, thiệp chúc mừng, lì xì để tạo điểm nhấn sang trọng và thu hút sự quan tâm của người nhận. Các ấn phẩm như lịch tết, lịch bloc, lịch để bàn cũng sử dụng kỹ thuật này để tăng tính thẩm mỹ và hấp dẫn.

6. Tại TP.HCM in metalize ở đâu?

In metalize ở đâu tại TP.HCM
In metalize ở đâu tại TP.HCM

Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc cũng nhận thấy tầm quan trọng và độ phổ biến của in metalize. Cũng vì vậy việc lựa chọn một nhà xưởng in ấn uy tín và chất lượng là điều rất quan trọng. Nếu khách hàng đang có nhu cầu cán màng metalize trên bao bì sản phẩm thì hãy ghé qua Boxes Việt Nam. Ngoài sản xuất và in ấn thùng carton, tại Boxes còn có thêm dịch vụ từ vấn thiết kế miễn phí, in ấn thùng carton cho khách hàng.

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, Boxes Việt Nam là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Sở hữu kỹ thuật hiện đại và quy trình sản xuất tiên tiến, Boxes cam kết mang đến những giải pháp đóng gói tới khách hàng. Truy cập ngay website https://boxes.com.vn/ để xem thêm nhiều mẫu mã mới nhất hoặc liên hệ Hotline: 0989.2222.477 để được tư vấn chi tiết nhé!