In offset 4 màu là phương pháp in phổ nhất hiện nay bởi chất lượng vượt trội của hình ảnh sau in. Thông qua bài viết này, Boxes Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về offset 4 màu là gì, quy trình in, đến quá trình thực hiện cùng những điều cần lưu ý.
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu về in offset 4 màu là gì?

Giống với tên của chúng, in offset 4 màu là kỹ thuật in sử dụng hệ màu CMYK với 4 màu cơ bản là xanh lơ, hồng sẫm, vàng, đen (là nghĩa của 4 chữ cái trong tên hệ màu) để pha trộn và tạo ra các màu sắc phong phú, ta có thể tái tạo rất nhiều gam màu và chi tiết.
Phương pháp in offset 4 màu sẽ được hiểu đơn giản là quá trình hấp thụ mực gián tiếp qua tấm offset, trước đó sẽ thấm các màu mực của khuôn in lên tấm offset này, sau đó các tấm offset này sẽ được ịn lên bề mặt vật liệu in.
Kỹ thuật này thường được sử dụng phổ biến để in các sản phẩm hàng loạt số lượng lớn như hộp sản phẩm, túi giấy, mã giảm giá, tờ rơi,… Đồng thời, tuy in ấn với số lượng lớn nhưng chúng cho ra chất lượng sản phẩm đồng đều, tái hiện màu sắc tốt, rõ nét.
2. Quá trình in offset 4 màu
2.1 Công đoạn 1: Thiết kế chế bản in offset

Đây sẽ là công đoạn đầu tiên trong quá trình in offset 4 màu nhằm chất lượng sau in sẽ chuẩn xác hơn. Thiết kế chế bản in còn có thể hiểu đơn thuần là thiết kế một bản in sau đó xuất file PDF và kết nối với máy in offset.
Trong công đoạn này, bước đầu tiên người thiết kế sẽ dựa trên các yêu cầu của khách hàng để điều chỉnh các chi tiết như kích thước, màu sắc, dàn trang,… trước khi xuất file để bước vào quá trình in thực tế. Sau đó, dự án này sẽ được xuất file PDF để tương thích với máy in, và trực tiếp bước vào giai đoạn in.
Để cho ra các chế bản in hoàn chỉnh, các công cụ thường được các nhà thiết kế sử dụng có thể là Photoshop, Adobe Illustrator, Coreldraw, Indesign,… hoặc kết hợp nhiều công cụ lại với nhau, mục đích cuối cùng vẫn cho ra bản in mẫu đúng yêu cầu nhất.
2.2 Công đoạn 2: Xuất kẽm máy in

Trước khi bắt đầu in offset, các nhà sản xuất phải thực hiện xuất kẽm máy in, công đoạn này có thể hiểu tách màu chế bản in thành 4 màu cơ bản. Nếu chế bản in có nhiều hơn một màu, thì chúng đều phải thực hiện xuất film, tức là xuất 4 tấm film theo từng màu trong hệ CMYK. Sau đó, họ sẽ phơi các tấm film lên kẽm để bắt đầu in offset 4 màu.
2.3. Công đoạn 3: Tiến hành in offset 4 màu

Tại công đoạn này, bộ phận sản xuất sẽ đặt một trong 4 bản kẽm thu được ở công đoạn trước để lắp lên cuộn lô in của máy in. Ở khay mực, họ sẽ lựa chọn và bỏ màu mực tương thích với bản kẽm đã chọn, ví dụ như bản kẽm màu xanh lơ (C) thì chì chọn màu xanh lơ để bỏ vào khay mực.
Sau khi thực hiện toàn bộ số lượng dự kiến khi in, ta sẽ tháo gỡ bản kẽm C và vệ sinh các màu mực cũ, tiếp tục lắp ráp các bản kẽm màu còn lại và cho màu tương thích vào khay, cứ thế thực hiện cả 3 bản kẽm còn lại. Sau khi, 4 màu mực cơ bản chồng lên nhau ta thu được bản in cuối cùng với màu sắc tạo ra phong phú tương tự chế bản in.
Để đảm bảo các màu in khi in ra ổn định, các nhà sản xuất thường phải thử nghiệm trước 50 bảng màu, họ sẽ tạo ra 200 bản thử nghiệm, vì thế họ luôn phải tính dư ra 200 giấy in trước trong một dự án.
2.4 Giai đoạn 4: Gia công sau khi in

Sau khi kết thúc công đoạn in offset 4 màu, các bản in sẽ trải qua gia công để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Điều này có thể bao gồm cắt bế, ghép, dán các chi tiết, và các gia công khác tùy thuộc vào yêu cầu của loại sản phẩm cuối cùng. Gia công sau in đảm bảo rằng sản phẩm được hoàn thiện và sẵn sàng để phân phối hoặc sử dụng.
3. Sau khi in offset 4 màu cần gia công thêm những gì?
Các công đoạn cắt, ghép, dán và ghim chi tiết để tạo ra thành phẩm theo nhu cầu của khách hàng là những hình thức được cố định vào quy trình in offset 4 màu, doanh nghiệp sẽ không phải trả phí cho các hình thức này. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn có nhiều hình thức khác mà doanh nghiệp cần quan tâm, ví dụ như:
– Cán phủ màng: Đây là công đoạn cần có và được tư vấn và đề xuất nhiều nhất cho doanh nghiệp, vì chúng không những bảo vệ màu sắc bản in mà còn có khả năng chống trầy, tạo ra một hiệu ứng nổi bật trên bề mặt in.
– Ép kim: Đây sẽ là hình thức gia công lên bề mặt in, quá trình diễn ra sẽ ép một lớp kim loại mỏng lên những chi tiết được chọn. Đây là công đoạn làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, nó sẽ khiến sản phẩm trở nên bắt mắt và sang trong hơn.
Ngoài ra còn có các hình thức khác như dập chìm, dập nổi, lăn vân,… mà khách hàng có thể lựa chọn gia công sau khi in offset 4 màu, khiến sản phẩm độc đáo hơn.
Qua bài viết trên đây, Boxes Việt Nam đã tổng hợp và chắt lọc các thông tin về in offset 4 màu là gì? và quy trình in diễn ra như thế nào, hy vọng kiến thức này giúp ích cho bạn đọc.
Nếu bạn đang tìm nơi sản xuất bao bì giấy có in offset 4 màu thì Boxes Việt Nam sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn, với phong tác tư vấn và trình tự gia công rõ ràng và chuẩn chỉ, đảm bảo sản phẩm cho ra có chất lượng đảm bảo nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có các sản phẩm như: thùng carton, hộp carton, băng keo, cuộn bóng khí, túi niêm phong,… và dịch vụ gia công cán màng sau in nhằm đáp ứng các nhu cầu kịp thời dành cho khách hàng.
Ban có các thắc mắc và cần được tư vấn hãy liên hệ qua Hotline: 0989.2222.47, đồng thời có thể truy cập website boxes.com.vn để tham khảo các hình thức in ấn và gia công khác nhé.