Nếu bạn đang phân vân có nên chọn máy in phun hay không thì bài viết này dành cho bạn. Trong bài viết này, Boxes Việt Nam sẽ cung cấp tới bạn đọc những kiến thức về công nghệ in phun như in phun là gì, ưu, nhược điểm, cấu tạo, nguyên tắc và quy trình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới này nhé!
Tóm tắt nội dung
1. In phun là gì?

In phun được hiểu là một phương pháp in ấn trực tiếp hình ảnh, văn bản bằng cách phun các tia mực nhỏ với tần suất dày lên bề mặt sản phẩm. Công nghệ in phun này có thể thực hiện trên nhiều bề mặt vật liệu như vải, các loại giấy,…
Công nghệ in phun chính là sử dụng máy in phun vận hành mực lên đầu mực và phun trực tiếp lên bề mặt in mà không tiếp xúc, các tia mực sẽ di chuyển cho đến khi hoàn thành bản in. Tốc độ phun của tia mực rất lớn, chúng có thể đạt lên tới 5000 lần/s, tần suất dày khiến các chi tiết được hoàn thiện kỹ hơn.
Có hai loại máy in phun trên thị trường, một là máy in hỗ trợ in màu và loại còn lại là máy in trăng đen. Tuy nhiên, do những hạn chế và độ hoàn thiện không được tốt mà các máy in phun trắng đen ít khi được sử dụng hơn. Với các máy in phun màu thường sử dụng 4 loại màu cơ bản là đen, xanh, đỏ, vàng, có thể pha trộn để đa dạng màu sắc hơn.
2. Ưu và nhược điểm khi in phun

– Ưu điểm:
+ Công nghệ in phun sẽ cho ra chất lượng hình ảnh có độ phân giải cao, tạo ra các hình sắc nét. Đồng thời màu sắc sau khi in chân thực và hỗ trợ in nhiều màu sắc.
+ Giá thành các máy in phun được cung cấp trên thị trường sẽ rẻ hơn so với các công nghệ in ấn khác.
+ Đối với khi sử dụng in phun lên thùng carton, vì thùng carton được làm chất liệu giấy nên chúng có khả năng thấm hút rất nhanh, điều này lại rất phù hợp với quy cách của in phun. Chất lượng khi được in lên thùng cũng sẽ sắc nét và ứng dụng với các màu sắc đa dạng đều được.
– Nhược điểm:
+ Công nghệ in phun có tốc độ phun mực cao nhưng tốc độ hoàn thành lại chậm, cùng với đó chất lượng bản in cho ra không đồng đều.
+ Đối với in ấn trên thùng carton, việc sử dụng công nghệ in phun cần lưu ý giấy bề mặt thùng cần phải là loại giấy tốt để tránh bị nhòe mực. Đồng thời cần lưu ý rằng mực của máy in khá đắt khiến giá thành bản in sẽ cao hơn so với in offset, vì thế các nhà sản xuất thường ưu tiên in offset hơn.
3. Ứng dụng của công nghệ in phun
Ứng dụng đầu tiên phải được kể đến khi sử dụng phương pháp in phun là khả năng in ấn dữ liệu của chúng. Chúng thường được áp dụng vào in các loại báo cáo, thư mời, banner quảng cáo,… các công dụng xoay quanh ngành marketing.

Vì in phun là một loại in kỹ thuật số nên chúng thích hợp với các yêu cầu in chính xác và dễ dàng kết nối với các loại máy khác, điều này phù hợp với quy trình sản xuất bao bì giấy, đặc biệt là thùng carton.
Với các xưởng sản xuất bao bì giấy với số lượng ít hầu như sẽ đều cung cấp dịch vụ in phun vì chi phí đầu tư máy móc thấp, nhưng kết quả cho ra lại tốt và chân thực. Bên cạnh đó, in phun cũng thường được sử dụng in các mã vạch, lô, ngày sản xuất,…
4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của in phun
– Về cấu tạo:
+ Đầu phun: Đầu phun là nơi mực được phun ra khỏi máy in, đây là bộ phận quan trọng, quyết định việc phun mực ra bề mặt in theo đúng mẫu thiết kế.
+ Hộp mực: Đây là bộ phận có thể thay thế được, nó đóng vai trò cung cấp mực cho cả quá trình in ấn diễn ra vì thế nếu mực gần hết sẽ ảnh hưởng chất lượng bản in.
+ Dây đai truyền: Đây là bộ phận quan trọng nhất trong tất cả các loại máy móc, chúng đóng vai trò dịch chuyển giấy in.
+ Trục lô giúp kéo tờ giấy từ khay đến vị trí sẵn sàng để đầu in tiến hành công việc in phun.
+ Thiết bị cố định được sử dụng để đảm bảo sự ổn định và di chuyển chính xác, có thể được điều chỉnh linh hoạt.
+ Phần ngăn đặt giấy để đưa tờ giấy vào quá trình in mà không cần sử dụng khay giấy thông thường, thay vào đó sử dụng bộ nạp giấy.

– Về nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của máy in phun là phun mực qua các đầu nhỏ của đầu phun với áp suất và tần suất lớn, cho phép in ra các nội dung văn bản hoặc hình ảnh theo yêu cầu.
Khi máy hoạt động sẽ tạo tín hiệu và được gửi đến đầu vòi phun, sau đó nội dung trên file in sẽ được đầu phun tái hiện theo mong muốn của người dùng. Và cuối cùng, khi hoàn thành các chi tiết thì thành phẩm sẽ được đẩy ra ngoài để tiếp tục sấy khô, người dùng có thể lấy sản phẩm lúc này.
5. Quy trình in phun diễn ra như thế nào?

Giống với các loại công nghệ in kỹ thuật số khác, máy in phun cũng phải thực hiện theo quy trình cụ thể để cho ra thành phẩm phù hợp với yêu cầu người dùng nhất:
Bước 1: Chuẩn bị file in, chế bản in sẽ được xuất thành file tương ứng với máy in phun mà mình có. Rồi kiểm tra các bộ phận của máy in xem đã ổn định chưa, đảm bảo rằng quá trình in sẽ hạn chế lỗi xảy ra nhất.
Bước 2: Truyền dữ liệu, dữ liệu của file in trên máy tính sẽ được truyền tới máy in phun, thông thường các nhà sản xuất đều dùng phần mềm RIP để thực hiện bước này.
Bước 3: Khởi động máy và tiến hành quá trình in ấn, sau khi in các sản phẩm sẽ được đẩy qua phần sấy khô mực.
Bước 4: Bản in sẽ được đẩy ra ngoài và người dùng sẽ kiểm tra và kết thúc công đoạn in bằng công nghệ in phun này.
Nhìn chung, công nghệ in phun rất phổ biến và có nhiều ưu điểm khiến các nhà in ấn luôn để tâm đến. Trên đây là những kiến thức in phun màu Boxes Việt Nam đã thu thập và chia sẻ cho các bạn đọc, hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại in này trước khi lựa chọn chúng nhé.
Ngoài ra, nếu bạn muốn in ấn trên thùng carton, bao bì giấy bằng phương pháp in phun thì hãy liên hệ với số Hotline: 0989.2222.47 để được nhân viên Boxes Việt Nam hỗ trợ nhé. Đồng thời, tại website boxes.com.vn còn cung cấp các kiến thức liên quan về các phương pháp in ấn khác, và dịch vụ in như in offset, in flexo, in lụa,…
Chúng tôi là xưởng chuyên sản xuất hộp carton với đa dạng mẫu mã như: hộp carton nắp gài, hộp carton trắng, hộp carton đựng sách,… thùng carton như: thùng carton đựng trái cây xuất khẩu, thùng nước ngọt,… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tham khảo nhé.