Decal chắc hẳn không còn là thuật ngữ xa la đối với mọi người. Tuy nhiên, chắc ít người biết rằng decal cũng được chia thành nhiều loại khác nhau là decal giấy, decal nhựa, decal nước, decal pp,… Trong bài viết ngày hôm nay Boxes Việt Nam sẽ cung cấp thông tin một trong số những loại decal được kể trên, đó là decal nước. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu decal nước là gì nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Decal nước là gì?
Decal nước hay còn được mọi người gọi bằng nhiều cái tên khác như tem nước, decal màng nước, decal trượt nước. Là loại decal mỏng, khi được ngâm vào nước, miếng decal sẽ bị tách làm hai phần riêng là màng nước và đế keo.

- Phần màng nước: Được làm từ một lớp keo đặc biệt, bề dày cực mỏng. Có chứa hình ảnh cần in trên bề mặt, được dính chặt vào lớp đế keo.
- Phần đế keo: Là lớp giấy đặc biệt được phủ thêm một lớp keo lên trên bề mặt. Cũng giống như trên, phần đế keo sẽ dính chặt với màng nước. Chúng chỉ tách nhau ra khi tiếp xúc với nước.
2. Đặc điểm của decal nước

Với cấu trúc đơn giản như trên, việc lột và dán decal lên sản phẩm trở nên đơn giản và thuận tiện hơn với khách hàng. Chúng cung cấp chất lượng màu tốt và độ bền màu cao khi được dán vào sản phẩm.
Decal nước có thể được in ấn bằng nhiều phương pháp khác nhau như in offset, in kỹ thuật số hoặc in lụa. Chất lượng in ấn của decal sẽ phụ thuộc vào:
- Chất lượng máy in decal
- Chất liệu in decal
- Loại mực in decal
Do sử dụng mực pigment UV để in, nên decal nước có thể in trên mọi chất liệu khác nhau, kể cả “xăm mình”. Để chúng có thể giữ được độ bền cao và bám dính tốt hơn, bạn có thể sơn thêm chất bảo vệ như sơn PU, sơn trong hoặc keo dán.
3. Làm thế nào để sử dụng decal nước

Sau khi đã hiểu rõ decal nước là gì cũng như cách hoạt động của nó, sau đây Boxes Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để dán decal lên trên các bề mặt vật liệu khác nhau:
Bước 1: Bắt đầu bằng việc cắt phần decal bạn muốn sử dụng từ tấm decal lớn. Hãy cẩn thận vì nhà sản xuất thường in các hình ảnh gần nhau. Vì vậy hãy chú ý tránh cắt trúng những hình ảnh khác.
Bước 2: Đặt phần decal đã cắt vào nước trong vài giây, lớp keo sẽ tự động tách ra làm hai phần. Lưu ý, không nên ngâm decal quá lâu, để tránh trường hợp phần màng nước bị tróc ra khỏi đế.
*Một mẹo nhỏ là bạn chỉ cần canh đến khi màu của miếng decal chuyển sang màu trong suốt là được, khi đó nó đã ngậm đủ nước và bạn có thể sử dụng ngay.
Bước 3:
Tách phần đế keo và dán lớp màng nước lên sản phẩm. Ướm chúng lên vị trí bạn muốn dán. Sau đó, sử dụng tay hoặc que tăm để trượt phần màng nước vào vị trí đó. Tuy nhiên đối với tấm decal lớn, bạn có thể dán trực tiếp chúng lên sản phẩm.
Trong trường hợp sản phẩm cần dán có bề mặt gồ ghề hoặc diện tích lớn, bạn có thể sử dụng thêm công cụ hỗ trợ. Rồi dùng bọt biển vuốt từ trong ra ngoài để loại bỏ hết bọt nước.
*Một mẹo nhỏ khác dành cho bạn nếu muốn điều chỉnh lại vị trí của phần màng nước, hãy tận dụng khoảng thời gian tấm decal còn ướt để làm điều đó.
Bước 4:
Khi tấm decal nước đã được cố định lên sản phẩm, bạn có thể để chúng khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy để khô nhanh hơn. Sau khi sản phẩm đã khô hoàn toàn, bạn có thể sử dụng sơn trong phủ lên vài lớp để bảo vệ màng nước tốt hơn, đảm bảo màu sắc được bền và bóng đẹp hơn.
Thành phẩm cuối cùng đạt được sẽ là những hình ảnh sắc nét, trong suốt, chất lượng và bền màu cứ như là hình được in bằng máy vậy.
4. Ứng dụng của decal nước

Tùy vào mục đích sử dụng của người dùng, loại decal này có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông thường, sẽ được sử dụng để in ấn tem nhãn trang trí vật phẩm.
Với bề mặt cực mỏng của màng nước, khi được xử lý qua nhiệt, chúng có thể dính lên mọi chất liệu khác nhau như nhựa, gỗ nội thất, thủy tinh, da, cao su,… Do đó, decal nước thường được dùng để trang trí nhiều vật dụng trong cuộc sống như mũ bảo hiểm, bình nước, ly tách, chén đĩa,… tùy theo sự sáng tạo và sở thích của mỗi người.
Cũng vì có thể in lên nhiều chất liệu nên decal nước tiện dụng hơn so với việc sử dụng máy in trực tiếp lên sản phẩm. Chất lượng hình ảnh khi sử dụng decal vẫn đảm bảo đủ độ sắc nét và tinh tế, tương tự như việc in trực tiếp bằng máy.
5. Cách tự làm decal nước tại nhà
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về cách làm decal nước tại nhà, bạn cần tìm hiểu thêm về thuật ngữ “kỹ thuật in chuyển decal nước”. Với kỹ thuật này, bạn chỉ cần hiểu đơn giản đây là việc in Decal nước bằng cách in hình ảnh lên một tấm giấy đặc biệt, sau đó chuyển hình ảnh lên bề mặt vật liệu cần in.
Sau đây, chúng ta sẽ bắt đầu vào cách làm decal nước. Để bắt đầu bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:
– Giấy làm đế: Chọn loại giấy màu, có bề mặt láng và có khả năng thấm nước tốt.
– Keo dán giấy (loại keo tương tự như hồ dán).
– Sơn bóng PU cùng với máy phun hoặc bình xịt đã pha sẵn.
Cách làm chi tiết:
Bước 1: Đầu tiên chúng ta sẽ làm phần đế keo. Tiến hành tráng keo dán lên trên bề mặt giấy đã chuẩn bị, đảm bảo rằng lớp keo được phủ đều. Thực hiện lại động tác này từ 2-3 lần để lớp keo được dày và chắc hơn.
Bước 2: Phủ màng PU mỏng lên lớp keo vừa nãy, lớp màng này sẽ dùng để in hình ảnh lên. Sử dụng bình xịt hoặc máy phun, phun đều từ 2-3 lần khắp giấy để tạo độ dày.
Bước 3: Khi bạn đã có sản phẩm từ bước 2, tiến hành in tem Decal. Quy trình in ấn này tương tự như khi in Decal PVC bằng máy in kỹ thuật số. Để tránh tình trạng ửng màu khi dán lên các vật màu tối, hãy lót trắng trước khi in các màu khác. Thao tác lót trắng này sẽ dễ hơn khi sử dụng kỹ thuật in lụa.
Hoàn thành xong những bước trên là ta đã có được giấy decal nước theo mong muốn rồi. Tuy chất lượng không thể bằng những loại decal bán ngoài thị trường, nhưng với cách làm đơn giản này bạn đã có thể tự làm cho mình một chiếc decal đáng yêu rồi. Vừa tiết kiệm chi phí, vừa thỏa mãn nhu cầu sáng tạo.
Decal nước mang đến sự linh hoạt và sáng tạo trong việc trang trí và tùy chỉnh các vật dụng cá nhân. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng, bạn cũng có thể tự tay tạo ra những mẫu decal độc đáo tại nhà. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi decal nước là gì? Bên cạnh đó, tại Boxes còn cung cấp thùng carton, hộp carton, hộp carton đựng sách, hộp giấy nắp gài, và các phụ kiện đóng gói như: cuộn bóng khí, túi niêm phong,… Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại kỹ thuật in ấn trên thị trường cũng như các loại decal khác thì xem thêm tại https://boxes.com.vn/ nhé!