Sầu riêng là loại trái cây đặc biệt của Việt Nam và ngày càng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Để đảm bảo chất lượng và giữ cho sầu riêng xuất khẩu tươi ngon đến tay người tiêu dùng, quy cách đóng gói và bảo quản đóng vai trò quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng và quy cách đóng gói đúng chuẩn.
Tóm tắt nội dung
1. Quy định quốc tế đối với sầu riêng xuất khẩu
1.1. Mã HS Code và thuế sầu riêng xuất khẩu
Theo quy định của biểu thuế nhập khẩu năm 2022, mã HS Code của Sầu riêng là 08106000.
Đối với thuế VAT, các sản phẩm xuất khẩu sẽ được miễn thuế hoàn toàn, tức là sầu riêng xuất khẩu không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào.
Còn đối với thuế xuất khẩu, sầu riêng không thuộc danh sách các mặt hàng phải đóng thuế này. Do đó, các đơn vị vận chuyển không cần phải nộp loại thuế này.
1.2. Các chứng nhận cần có khi xuất khẩu sầu riêng
a. Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu sầu riêng

Giấy chứng nhận xuất xứ không nằm trong danh mục những giấy tờ bắt buộc khi làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng. Tuy nhiên đối những nước đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, các nước Asean,…nếu người mua hàng yêu cầu donh nghiệp làm giấy chứng nhận, có thể nhận mức thuế ưu đãi hơn.
Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu sầu riêng gồm:
– Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan.
– Định mức sản xuất, quy trình sản xuất.
– Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..).
Những giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O gồm có:
– Đầu vào nguyên vật liệu (hóa đơn mua hàng, tờ khai nhập, bảng kê thu mua,…).
– Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan.
– Quy trình sản xuất, định mức sản xuất.
b. Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu sầu riêng

Sầu riêng nằm trong danh mục mặt hàng rau, củ quả; mà theo Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những sản phẩm thuộc danh mục này cần làm giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) cho mỗi lô hàng trước khi xuất khẩu. Vì vậy trước 2-3 ngày xuất khẩu sầu riêng, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng cần xuất đi.
Khi muốn đăng ký kiểm dịch thực vật, các doanh nghiệp cần chuẩn bị những tài liệu sau:
– Mẫu của lô hàng sầu riêng sẽ được xuất khẩu.
– Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định).
– Giấy ủy quyền nếu cần ủy thác ai đó thực hiện thủ tục kiểm dịch.
– Danh sách đóng gói (Packing List).
Quá trình kiểm dịch thực vật diễn ra như sau:
Đăng ký thủ tục kiểm dịch: Bên xuất khẩu tiến hàng đăng ký khai báo trực tuyến trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Đồng thời gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật tới cơ quan kiểm dịch.
Thu mẫu kiểm dịch: Cơ quan kiểm dịch sẽ trực tiếp tiến hành thu thập mẫu, việc lấy mẫu có thể được diễn ra tại nhà máy hoặc tại cảng. Thời gian đăng ký lấy mẫu phải tối thiểu 1-2 ngày trước khi xuất hàng ra càng.
Cung cấp thông tin chi tiết: Tiến hành khai báo các thông tin liên quan đến lô hàng trên hệ thống để nhận chứng thư nháp.
Bổ sung hồ sơ và nhận chứng thư chính thức: Tiến hành bổ sung hồ sơ cần thiết và kiểm tra thông tin trên chứng thư nháp, nếu có gì sai sót thì báo lại với cơ quan kiểm dịch để điều chỉnh.
Lưu ý: Trong lần đầu kiểm tại, đội ngũ kiểm dịch có thể thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất hoặc tại cảng. Các lần tiếp theo, doanh nghiệp có thể tự chọn cách chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để tiến hành kiểm tra.
1.3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi xuất khẩu sầu riêng
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu sầu riêng gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
- Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua).
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có).
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).
- Tờ khai hải quan.
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
- Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật).
- Các chứng từ liên quan khác,…
- Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC).
- Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O).
2. Lưu ý khi đóng gói sầu riêng ra thị trường quốc tế
Vì là hàng đem đi xuất khẩu nên cần chú ý đến cách đóng gói để phù hợp với quy định của từng nước. Bên cạnh đó, sầu riêng vốn thuộc loại hàng hóa có hạn sử dụng ngắn và dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách và thời gian vận chuyển quá lâu. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình đóng gói để tránh rủi ro và thiệt hại:
– Sau khi thu hoạch, sầu riêng cần được làm sạch và phơi khô trước khi đóng gói. Điều này giúp tránh tình trạng trái cây bị thối nhanh hơn do tác động của nước.
– Tùy vào kích thước của hàng hóa bên trong mà chọn loại thùng phù hợp. Khi chọn thùng cần chọn những thùng có độ bền cao, khả năng giữ khô và tránh ánh nắng trực tiếp tốt để tránh làm hỏng trái cây.
– Để giảm thiểu tình trạng va đập giữa các quả sầu riêng trong quá trình vận chuyển, khi đóng gói có thể sử dụng tấm bìa carton để tạo lớp phân tách giữa các quả sầu riêng trong thùng carton

– Sử dụng các loại bọc xốp chuyên dụng để bảo quản sầu riêng có kích thước khác nhau. Những loại lưới này được thiết kế dưới dạng vòng để tránh cho trái cây va đập vào nhau khi vận chuyển. Để an toàn hơn có thể sử dụng thêm giấy báo để bọc bên ngoài
– Sầu riêng cần được xử lý bằng phương pháp hun trùng, chiếu xạ hoặc nhiệt nước nóng.
– Quả sầu riêng xuất khẩu phải được thu hoạch từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn.
– Cần kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu ra nước ngoài.
– Thực hiện đóng gói sầu riêng đúng quy cách và tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu.
3. Phương pháp bảo quản sầu riêng xuất khẩu

Như đã nói ở trên, sầu riêng thuộc loại hàng hóa khó bảo quản, vì vậy việc vận chuyển đường dài luôn là một thách thức đối với doanh nghiệp. Dưới đây là một vài phương pháp giúp sầu riêng giữ được sự tươi ngon và chất lượng khi đến tay khách hàng:
Phương pháp 1: Sử dụng nước Ozone để rửa trái sầu riêng giúp loại bỏ các tạp chất. Phương pháp này giúp sầu riêng tránh được những loại chất không tốt và duy trì được độ tươi của trái.
Phương pháp 2: Bảo quản trái sầu riêng trong phòng lạnh để duy trì độ tươi lâu. Nhiệt độ dưới 5 độ Celsius rất thích hợp để bảo quản sầu riêng và giữ cho chúng luôn tươi ngon trong quá trình vận chuyển xa.
Phương pháp 3: Bôi một lớp sáp bảo vệ vào đầu của cuống trái sầu riêng. Lớp sáp này sẽ ngăn vi khuẩn xâm nhập và bảo vệ sầu riêng tránh bị hư hỏng.
Phương pháp 4: Đặt trái sầu riêng trong các thùng carton thiết kế đặc biệt. Sử dụng dây đai chuyên dụng để cố định sản phẩm, giúp bảo vệ thùng carton chứa sầu riêng tốt hơn.
4. Quy cách đóng gói sầu riêng xuất khẩu để đảm bảo yêu cầu của thị trường quốc tế
Thùng carton luôn là lựa chọn hàng đầu khi đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Dưới đây là một số quy cách cần lưu ý khi chọn thùng để sầu riêng được đảm bảo chất lượng và bảo quản tốt nhất:
– Thùng carton đựng sầu riêng sẽ được phân loại từ 3-7 lớp giấy, tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp lựa chọn loại thùng phù hợp. Tuy nhiên, đối với việc xuất khẩu đi xa các doanh nghiệp thường lựa chọn thùng carton 5 lớp, vừa đảm bảo độ chắc chắn lại tối ưu chi phí vận chuyển.
– Thùng carton cần được thiết kế với các lỗ thông khí ở hai bên hoặc phía trên nắp đậy. Những lỗ thông khí này giúp tránh tình trạng sầu riêng bị hấp hơi và ngăn ngừa khí ethylene, loại khí này sẽ khiến quá trình trái chín diễn ra nhanh hơn.
– Để việc phân loại hàng hóa được diễn ra dễ dàng hơn, doanh nghiệp sẽ tiến hành in thông tin thương hiệu, sản phẩm và dán một vài tem nhãn đặc biệt lên thùng carton. Bên cạnh đó, với các thị trường khó tính, việc xuất nhập khẩu phải có thông tin rõ ràng.
– Ngoài ra, thùng đựng có thể gia công thêm các kỹ thuật như cán màng PE, phủ UV,…để tăng độ bền và khả năng chống thấm cho thùng carton. Kết hợp đóng gói thùng carton vào trong thùng nhựa để nâng cao khả năng bảo vệ sản phẩm bên trong.

– Sử dụng dây đai nhựa để cố định thùng carton là một giải pháp tăng độ chịu lực, độ nén và độ chịu bục cho thùng carton. Đối với doanh nghiệp có nhu cầu đóng gói lớn, sử dụng máy đóng đai chuyên dụng sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn.
5. Kết luận
Quy cách đóng gói và bảo quản sầu riêng xuất khẩu là yếu tố quan trọng trong việc duy trì chất lượng và hương vị của sản phẩm. Việc thực hiện đúng các quy tắc và biện pháp cần thiết sẽ giúp bạn xây dựng một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng thành công. Hãy luôn luôn chú ý đến việc chọn loại sầu riêng tốt nhất và tuân thủ quy cách đóng gói và bảo quản đúng cách để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn luôn đạt được chất lượng tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp được nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc về quy cách đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tại Boxes đang kinh doanh nhiều mặt hàng đóng gói tiện lợi như thùng carton, hộp carton, màng bóng khí, băng keo, túi niêm phong,… Mọi người có thể tham khảo thêm nhiều mẫu mã mới hơn tại https://boxes.com.vn hoặc liên hệ Hotline 0989.2222.47 để được tư vấn nhé!