So sánh cán bóng và cán mờ và công dụng của chúng trong in ấn

Khi in ấn sản phẩm bạn sẽ không còn xa lạ với hai thuật ngữ cán bóng và cán mờ được sử dụng rộng rãi này. Trong bài viết này, Boxes Việt Nam sẽ giúp bạn đọc so sánh cán bóng và cán mờ, giúp bạn phân biệt hai kỹ thuật này để chọn ra loại phù hợp với nhu cầu của bạn nhé!

1. Cán bóng và cán mờ là gì?

1.1. Kỹ thuật cán bóng

Sử dụng cán bóng lên 2 mặt danh thiếp
Sử dụng cán bóng lên 2 mặt danh thiếp

Phương pháp cán bóng là kỹ thuật đưa một lớp màng nhựa polymer lên bề mặt in và sử dụng hình thức cán nhiệt để cố định chúng với lớp in. Lớp màng bóng này sẽ làm bề mặt in trở nên sáng bóng và cuốn hút hơn so với thông thường.

Kỹ thuật cán bóng thường được thấy ở các sản phẩm như catalogue, nhãn dán, polaroid, bìa sách vở,… Chúng còn được sản xuất làm bóng các miếng decal dán oto, dán tường,… Bề mặt bóng sẽ tạo độ phản sáng khiến sản phẩm trở nên sáng hơn, màu sắc bản in cũng trở nên tươi hơn.

1.2. Kỹ thuật cán mờ

Sử dụng cán mờ lên 2 mặt name card
Sử dụng cán mờ lên 2 mặt name card

Cán bóng và cán mờ đều sử dụng phương pháp phủ lên bề mặt in lớp màng polymer mỏng để tạo hiệu ứng trên thành phẩm trở nên đặc biệt hơn. Tuy nhiên, cán mờ sẽ cho hiệu ứng mờ lì, không phản sáng như cán bóng cho ra, cũng vì thế chúng phù hợp với các ấn phẩm đòi hỏi tính sáng trọng trên bề mặt.

Vì chất lượng cho ra sẽ mờ lì nên màu sắc bản in có thể sẽ bị tối đi, vì thế khi thiết kế cần lưu ý để điều chỉnh các thông số sao cho màu của thành phẩm theo như mong muốn. Kỹ thuật cán mờ này thường được ứng dụng vào các tờ rơi của spa hay tiệm làm nails, hay trên các bao bì mỹ phẩm,… tạo hình thức nhẵn lì sang trọng của sản phẩm mục tiêu.

2. Công dụng của cán bóng và cán mờ

4 Đặc điểm cán màng giúp sản phẩm nổi bật
4 Đặc điểm cán màng giúp sản phẩm nổi bật

Có thể nói cán bóng và cán mờ là hai hình thực gia công sau in phổ biến nhất trong ngành in ấn, khách hàng thường lựa chọn chúng cho các sản phẩm của mình cho nó trong không bị đơn điệu. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cho sản phẩm mà chúng còn có rất nhiều công dụng và hữu ích cho sản phẩm, dưới đây là một số điểm nổi bật:

– Vì phủ thêm lớp màng bóng hoặc mờ mà chúng làm độ dày của sản phẩm tăng lên, khiến sản phẩm trở nên chắc chắn và cứng cáp hơn.

– Lớp màng đước cán vào ngoài làm đẹp chúng còn có nhiệm vụ giữ cho bề mặt in không bị trầy xước, chống thấm giúp bền màu hơn, tăng tuổi thọ cho lớp in ấn.

– Với khả năng không bị bẩn do môi trường xung quanh và có thể chống thấm thì chúng hoàn toàn có thể dùng khăn ướt để làm sạch các vết bụi mà không gây hư hỏng sản phẩm.

– Chúng có thể in lên mọi vật liệu làm từ giấy, giúp khách hàng có thể lựa chọn đa dạng in muốn sử dụng hai kỹ thuật này lên sản phẩm của mình.

3. So sánh cán bóng và cán mờ

So sánh cán bóng và cán mờ
So sánh cán bóng và cán mờ

3.1. Điểm giống nhau giữa cán bóng và cán mờ

Như đã nêu bên trên cả hai loại kỹ thuật cán màng này đều sử dụng nhiệt để cán lớp màng nhựa mỏng lên bề mặt sản phẩm, vừa làm tăng độ dày của sản phẩm vừa tạo độ bóng nhất định. Chúng đều có khả năng bảo vệ màu sắc bản in rất tốt, chống nước, chống bụi và trầy xước sẽ kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

3.2. Điểm khác nhau giữa cán bóng và cán mờ

Để có cái nhìn rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa cán bóng và cán mờ, chúng ta sẽ tiến hành một cuộc so sánh dựa trên các yếu tố quan trọng sau đây:

– Về màu sắc của thành phẩm: Màu sắc khi được cán bóng sẽ tươi hơn so với khi cán mờ, vì thế cán bóng thường được sử dụng cán lên bề mặt sách vở, hộp bánh kẹo,… còn cán mờ sẽ thường được cán lên bìa tiểu thuyết, túi giấy, name card,…

– Về độ bền của màng cán: Vì là cán bóng nên các vết trầy xước sẽ dễ dàng nhìn thấy hơn so với cán mờ, tuy nhiên cán mờ lại dễ bị bụi bẩn hơn.

– Chụp ảnh sản phẩm: Các sản phẩm được cán mờ sẽ chụp ảnh sản phẩm dễ dàng hơn, còn đối với các sản phẩm cán màng bóng phải cần đền công cụ cắt sáng để ánh sáng từ đèn không phản chiếu dẫn đến không thấy các chi tiết trên sản phẩm.

– Ứng dụng thích hợp: Cán bóng sẽ phù hợp với các ngành sản xuất bánh kẹo hay đồ chơi dành cho trẻ em, poster quảng cáo,… Còn cán mờ sẽ được ưa chuộng khi in ấn các cuốn tiểu thuyết, brochure, hộp trà, hộp nước hoa,…

4. Kết luận

Cán bóng và cán mờ đều là những kỹ thuật thẩm mỹ dành cho sản phẩm, khiến chúng bớt đơn điệu và tạo được điểm nhấn. Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cán bóng và cán mờ mà Boxes Việt Nam đã tổng hợp được thông qua kinh nghiệm sản xuất của mình, hy vọng nhờ đây bạn đọc có thể phân biệt được 2 loại cán màng này.

Hiện tại, các đơn hàng sản xuất và gia công tại Boxes Việt Nam đều được hỗ trợ các phương pháp cán bóng và cán mờ theo mong muốn của khách hàng. Bạn sẽ được các nhân viên hỗ trợ tận tình về kỹ thuật nào sẽ phù hợp với nhu cầu của mình, sau đó là tiến hành gia công sản phẩm. Bên cạnh đó Boxes Việt nam cũng cũng cấp những sản phẩm đóng gói như: băng keocuộn bóng khítúi niêm phong,…  Nếu bạn có nhu cầu hay thắc mắc về in ấn và cán màng phù hợp hãy để lại thông tin liên hệ dưới đây, nhân viên sẽ kết nối với bạn trong thời gian sớm nhất.

    ĐỂ LẠI THÔNG TIN CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ TRONG 5 PHÚT

    Nhận báo giá trực tiếp tại Zalo https://zalo.me/0989222247