Dừa tươi là một trong những mặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta, cũng vì vậy các yêu cầu về xuất khẩu dừa cũng ngày càng khắt khe. Dừa tươi đem đi xuất khẩu nếu không qua sơ chế sẽ không giữ được thời gian bảo quản đủ lâu trước khi cập bến. Vì vậy các nhà bán rất quan tâm đến vấn đề bảo quản dừa. Trong bài viết ngày hôm nay Boxes Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cách đóng gói dừa tươi xuất khẩu cũng như cách bảo quản chúng.
Tóm tắt nội dung
1. Quá trình lựa chọn và sơ chế trước khi thực hiện bảo quản dừa tươi xuất khẩu

Thông thường dừa tươi sẽ được thu hoạch vào tháng 8. Nhà bán sẽ di chuyển những buồng quả về nơi chế biến. Lưu ý nên tạo ra khoảng hở giữa các trái dừa khi xếp đống, để dừa được thông thoáng hơn.
Khi thu hoạch, người dân sẽ loại bỏ những quả không đạt yêu cầu. Quả không đạt yêu cầu là những quả đã bị chuột, sâu bọ ăn; những quả bị dập trong quá trình hái hoặc vận chuyển; những “quả điếc” , cầm lên thấy nhẹ, không có nước bên trong.
Dừa tươi sau khi được thu hoạch, nên đem đi chế biến càng sớm càng tốt. Trong khoảng thời gian chờ chế biến, bạn phải đặt dừa ở những nơi thoáng mát. Việc này nhằm hạn chế tình trạng đọng nước do quá trình hô hấp tự nhiên của dừa, dẫn đến dừa mau bị hỏng.
2. Cách xếp hạng dừa tươi theo chất lượng sản phẩm
* Hạng đặc biệt
Dừa tươi được xếp vào hạng này đều là những trái được chọn rất kỹ lưỡng, phải đảm bảo đạt chất lượng cao nhất. Dừa phải mang đặc điểm, vẻ ngoài đặc trưng cho giống/ loại thượng phẩm. Chỉ được xuất hiện một vài khuyết điểm rất nhỏ, không ảnh hưởng đến chất lượng và hình thức bên ngoài.
* Hạng I
Dừa tươi hạng 1 tuy chất lượng tuy không bằng hạng đặc biệt, nhưng cùng phải thuộc hàng chất lượng tốt, cũng phải mang đặc trưng của giống/ loại thượng phẩm. Dừa tươi không được phép có những khuyết điểm ảnh hưởng đến chất lượng nước và cùi quả. Có thể có khuyết điểm trên vỏ do va chạm cơ học, nhưng tổng diện tích bị ảnh hưởng không được quá 5% tổng diện tích bề mặt quả.
* Hạng II
Dừa tươi hạng II sẽ không có nhiều điều kiện khắt khe như hai hạng trên. Tuy nhiên, dừa vẫn không được có khuyết điểm về cùi và nước quả. Được cho phép có khuyết điểm trên vỏ do va chạm cơ học, tổng diện tích bị ảnh hưởng không vượt quá 15 % tổng diện tích bề mặt quả.
3. Phương pháp bảo quản dừa tươi xuất khẩu
Sau khi đã qua các bước sơ chế ở trên, dừa sẽ được đem đi bảo quản để đảm bảo duy trì chất lượng trong quá trình vận chuyển. Dưới đây là 2 phương pháp bảo quản phổ biến thường được các nhà máy áp dụng:

3.1. Bảo quản dừa tươi xuất khẩu bằng phương pháp đông lạnh
Khi không có chất bảo quản và được đặt trong điều kiện bình thường, dừa tươi có thể giữ được trong khoảng 15 ngày. Tuy nhiên thời gian này khá ngắn nếu bạn muốn xuất khẩu hàng sang nước ngoài. Dừa khi này có thể bị hỏng trước khi được cập bến.
Đối với phương pháp đông lạnh, dừa tươi có thể giữ được đến 6 tháng. Các bước để thực hiện phương pháp như sau:
Bước 1: Đem những trái dừa đạt chuẩn đi nhặt xơ, rửa sạch và sát trùng.
Bước 2: Đợi đến khi lượng nước trong dừa rút bớt khoảng 10-15% thì tiến hành làm lạnh đột ngột trong khoảng 4-6 giờ ở nhiệt độ cực thấp.
Bước 3: Tiếp tục duy trì nhiệt độ lạnh khi vận chuyển chúng trên container. Đối với dừa nguyên trái nên để độ ẩm ở mức 50-60%, nhiệt độ 0 ℃ và thông gió 10 trong container lạnh. Còn với dừa dừa gọt vỏ kim cương, nên điều chỉnh nhiệt độ trong container ở mức 2 ℃, độ ẩm cũng 50-60% và thông gió 10.
3.2. Bảo quản dừa tươi xuất khẩu bằng hóa chất
Để sử dụng hóa chất bảo quản dừa tươi, bạn có thể sử dụng những loại đã được cấp phép dùng trong chế biến thực phẩm. Như Benzoat Natri hoặc Hydroxit Canxi đối với những trái dừa nguyên trái, chưa gọt vỏ, nồng độ được phép sử dụng lần lượt ở mức 0,5% và 1%, Metabisulfite Kali, Metabisulfit Natri hoặc Bisulfit Natri đối với những trái đã gọt vỏ, nồng độ cho phép không được quá 0,5%.

Trước khi đem dừa đi ngâm, cần bao thêm một lớp màng bao chuyên bảo quản trái cây ở bên ngoài. Khi ngâm xong thì đem bảo quản ở khu vực có nhiệt độ dưới 5 ℃. Lúc này, dừa tươi có thể giữ được từ 4-6 tuần. Bên cạnh đó, nếu sử dụng liều lượng ở mức phù hợp, hóa chất có thể giúp diệt vi khuẩn gây hại và làm trắng gáo dừa.
4. Những thủ tục cần chuẩn bị trước khi xuất khẩu dừa tươi
Theo quy định về thuế xuất nhập khẩu năm 2023, dừa tươi được phân loại vào phần II, chương 8, nhóm 1 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Theo hướng dẫn của thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT, trước khi thực hiện việc xuất khẩu quả dừa, các doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình kiểm dịch thực vật theo quy định.
Thông tư số 39/2018 TT-BTC năm 2018 đã chỉ định rõ 5 dạng chính của quả dừa xuất khẩu bao gồm nguyên trái, gọt kim cương, sấy khô, thạch và mứt.
Các công đoạn thủ tục xuất khẩu dừa tươi dạng trái bao gồm những bước sau đây:
Bước 1: Sau khi đóng gói hàng vào container lạnh, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm dịch thực vật. Việc kiểm dịch có thể được thực hiện tại cảng xuất khẩu hoặc tại kho hàng.
Bước 2: Thực hiện thủ tục hải quan để đảm bảo việc xuất khẩu diễn ra đúng quy định và theo đúng quy trình.
Bước 3: Hoàn tất quá trình thông quan lô hàng và chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, bao gồm hợp đồng và hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, tờ khai hải quan để gửi đến nhà nhập khẩu.
Bộ hồ sơ hải quan cần chuẩn bị trước khi xuất khẩu dừa tươi
Quy trình trên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cảng và cơ quan quản lý để đảm bảo việc xuất khẩu dừa tươi diễn ra thuận lợi và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường quốc tế.
5. Quy cách đóng gói dừa tươi xuất khẩu

Để đảm bảo cân bằng về mặt chi phí và chất lượng, người ta thường sử dụng thùng carton để đóng gói các loại mặt hàng nông sản. Bao bì được chọn phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc xếp, di chuyển bằng đường biển.
– Chất liệu:
Nên ưu tiên lựa chọn loại thùng giấy 5 lớp hoặc 7 lớp để đảm bảo độ bền của thùng trong suốt đoạn đường di chuyển dài. Dừa tươi được đóng gói trong mỗi bao bì phải phù hợp với TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995, Amd. 1-2004), quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
Vật liệu sử dụng bên trong phải mới, sạch, không chứa tạp chất và mùi lạ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bên trong cũng như bên ngoài. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
– Kích thước:
Việc lựa chọn kích thước cũng rất quan trọng, nếu lựa chọn kích thước quá to sẽ khiến chi phí vận chuyển bị độn lên. Bên cạnh đó, việc này cũng ảnh hưởng đến quá trình sắp xếp hàng hóa, một kích thước phù hợp sẽ giúp bạn tối ưu được không gian sắp xếp trên các phương tiện vận chuyển.
– In ấn:
Có rất nhiều công nghệ in ấn khác nhau trên thị trường như in flexo, in offset, in lụa, tùy vào đặc tính của sản phẩm và nhu cầu mà lựa chọn loại phù hợp, Tuy nhiên, đối với các đơn hàng xuất khẩu, Boxes Việt Nam khuyên bạn nên sử dụng công nghệ in Offset.
Khi sử dụng công nghệ in Offset hình ảnh trên bao bì sản phẩm của bạn sẽ đảm bảo được độ sắc nét và tính thẩm mỹ. Điều này không chỉ thu hút được sự chú ý của khách hàng, mà việc in thông tin một cách rõ ràng, chi tiết còn giúp quá trình bảo quản và phân loại sản phẩm được diễn ra thuận tiện hơn.
– Gia công:
Để có thể tăng thêm khả năng chống thấm của thùng carton, tránh tình trạng nhòe mực trong quá trình vận chuyển, các xưởng sản xuất có thể cán thêm một lớp màng PE bên ngoài hoặc phun UV.
Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, việc chú ý đến mọi chi tiết từ lựa chọn, xếp hạng, bảo quản đến đóng gói là chìa khóa để sản phẩm đạt đến tay người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất.
Nếu bạn đang muốn tìm địa chỉ sản xuất thùng carton đựng dừa tươi chất lượng, giá rẻ, có thể xem xét qua Boxes Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất các loại bào bì carton, có xưởng sản xuất trực tiếp. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, không qua trung gian, giá cả cạnh tranh trong thị trường.
Boxes Việt Nam sở hữu máy móc sản xuất và in ấn hiện đại, đa dạng như máy in Flexo, máy in Offset, máy in lụa, mắt cắt, bế,… giúp khách hàng truyền đạt thông tin thương hiệu một cách trực quan nhất. Nguyên liệu sản xuất đều được lấy từ những nguồn uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt thân thiện với môi trường và an toàn thực phẩm.
Với gần 10 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu, Boxes đã thành công trong việc trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, tham gia nhiều dự án sản xuất lớn như thùng carton đựng thanh long, chanh dây, xoài, nho, bưởi, sầu riêng,…
Bên cạnh đó, tại Boxes Việt Nam còn sản xuất thêm các mặt hàng khác hộp carton đựng giày dép, quần áo, thùng đựng hồ sơ; các vật liệu đóng gói như băng keo, cuộn bóng khí, túi niêm phong,… Truy cập vào website https://boxes.com.vn/ để tham khảo thêm nhiều sản phẩm khác hoặc liên hệ Hotline: 0989.2222.47 để được tư vấn trực tiếp nhé!