Tiêu chuẩn RoHS là gì? Tầm quan trọng trong sản xuất

Tiêu chuẩn RoHS là gì? Đây là một câu hỏi thường gặp đối với các nhà sản xuất các thiết bị điện và điện tử trên thị trường hiện nay, đồng thời người tiêu dùng cũng lấy đây làm cơ sở để chọn lựa sản phẩm an toàn. Nó được thiết lập nhằm giới hạn sử dụng các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, cadmium trong các sản phẩm điện tử. Qua bài viết này, Boxes Việt Nam sẽ giải thích chi tiết về tiêu chuẩn RoHS, tầm quan trọng của nó đối với việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, cũng như tiêu chuẩn được áp dụng như thế nào ở Việt Nam.

1. Tiêu chuẩn RoHS là gì?

1.1. Tiêu chuẩn RoHS là gì?

Tiêu chuẩn RoHS là gì?
Tiêu chuẩn RoHS là gì?

Tiêu chuẩn RoHS (Restriction of Hazardous Substances) là một hệ thống quy định giới hạn sử dụng các chất độc hại được pháp luật Châu Âu quy định ban hành ngày 1 tháng 7 năm 2006.

Các sản phẩm được phép lưu hành tại châu Âu đều phải tuân thủ và được gắn tag RoHS có nghĩa là đạt chuẩn RoHS, thân thiện với môi trường. Tiêu chuẩn RoHS nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của các chất độc hại đối với con người và môi trường trong các sản phẩm lưu hành tại Châu Âu.

Tiêu chuẩn RoHS quy định hạn chế sử dụng 6 chất gây độc hại trong sản xuất các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị điện. Đồng thời, còn được quy định trong chỉ thị 2002/95/EC với tên gọi là EEE. Tất cả các sản phẩm được đưa vào thị trường EU sau ngày 1 tháng 7 năm 2006 phải đáp ứng yêu cầu về RoHS.

1.2. RoHS và WEEE có liên quan như thế nào?

WEEE là từ viết tắt của Waste from Electrical and Electronic Equipment. WEEE, còn được quy định trong chỉ thị 2002/96/EC, quy định việc xử lý, thu hồi và tái chế thiết bị điện và điện tử. Tất cả các sản phẩm áp dụng tại thị trường EU sau ngày 13 tháng 8 năm 2006 phải vượt tuân thủ tiêu chuẩn WEEE và mang nhãn dán “Wheelie Bin”.

RoHS quy định các chất độc hại được sử dụng trong sản xuất thiết bị điện và điện tử (EEE), trong khi WEEE quy định việc xử lý cùng thiết bị này. Việc tuân thủ RoHS phù hợp với WEEE bằng cách giảm lượng hóa chất độc hại được sử dụng trong sản xuất điện tử.

2. Các chất độc hại được quy định trong tiêu chuẩn RoHS

Chất độc hại được quy định trong tiêu chuẩn RoHS
Chất độc hại được quy định trong tiêu chuẩn RoHS

Các chất độc hại chủ yếu được quy định trong tiêu chuẩn RoHS bao gồm chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd), crom hexavalent (Cr6+), brom đã được giới hạn trong các sản phẩm điện và điện tử.

– Chì (Pb): thường sử dụng khi sản xuất màn hình máy tính, tivi, pin điện tử,… Nếu vượt qua giới hạn sẽ gây hại cho hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

– Thủy ngân (Hg): được sử dụng ở để sản xuất các đèn huỳnh quang, bản mạch in, mạ nhôm,… Vượt mức quy định sẽ gây hại cho hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.

– Cadmium (Cd): dùng trong sản xuất ra các loại pin cadmium mạ điện, hệ thống cảnh báo, hợp kim hàn, chất nhuộm,… vượt giới hạn sẽ gây hại cho phổi và hệ tiêu hóa.

– Crom (Cr6+): Crom hóa trị 6 được sử dụng để sản xuất ra thép chống gỉ, kỹ thuật in ảnh, sơn, nhựa,… vượt chuẩn sẽ gây hại cho da và đường hô hấp.

– Polybrominated biphenyls (PBBs – là 1 hợp chất của brom): thường sử dụng trong sản xuất bột nhựa, sản xuất chất dẻo có trong những thiết bị điện trong nhà,…

– Polybrominated Biphenyls ethers (PBDEs – là 1 hợp chất của brom): thường dùng trong các bảng mạch in, thiết bị điện gia dụng, tụ điện,…

Ví dụ: Quy định về sản xuất Pin hạn chế việc sử dụng chì ở mức 0,004%, thủy ngân ở mức 0,0005% và cadmium ở mức 0,002% (thiết bị y tế và hệ thống báo động khẩn cấp được loại trừ đối với cadmium).

Việc giới hạn sử dụng các chất độc hại này trong sản phẩm giúp bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động tiêu cực của chúng.

3. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn RoHS trong công nghiệp sản xuất

Lợi ích của tiêu chuẩn RoHS trong sản xuất
Lợi ích của tiêu chuẩn RoHS trong sản xuất

Tiêu chuẩn RoHS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp, với những ảnh hưởng đáng kể như đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong quá trình sản xuất và giảm được tác hại của chất độc với môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

– Bảo vệ sức khỏe của người lao động: Tiêu chuẩn RoHS giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại trong quá trình sản xuất, bảo vệ sức khỏe của công nhân và người lao động. Nhờ vậy, họ có điều kiện làm việc trong môi trường an toàn và lành mạnh hơn.

– Giảm thiểu tác động đến môi trường: Bằng việc hạn chế sử dụng các chất độc hại, tiêu chuẩn RoHS giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường và giữ gìn nguồn tài nguyên tự nhiên. Điều này đồng thời góp phần bảo vệ hệ sinh thái và duy trì sự cân bằng môi trường.

– Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: Đảm bảo rằng các sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn RoHS không gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe.

4. Các sản phẩm được kiểm tra tiêu chuẩn RoHS như thế nào?

Các máy kiểm tra RoHS di động, hay còn được gọi là máy phân tích kim loại bằng X-ray hoặc XRF để kiểm tra được mức độ kim loại bị hạn chế trong sản phẩm. Các sản phẩm điện tử và thiết bị điện phải được kiểm tra để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn RoHS trước khi đưa vào thị trường.

5. Các yêu cầu về tiêu chuẩn RoHS của Việt Nam

Các yêu cầu về tiêu chuẩn RoHS của Việt Nam
Các yêu cầu về tiêu chuẩn RoHS của Việt Nam

Việt Nam đã chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn RoHS để đảm bảo sự an toàn cho con người và bảo vệ môi trường. Các quy định và yêu cầu về tiêu chuẩn này đã được công bố và áp dụng trong quá trình sản xuất, nhập khẩu và lưu thông các sản phẩm điện tử tại Việt Nam.

Thông tư số 30/2011/TT-BCT từ ngày 23/9/2011, quy định tiêu chuẩn RoHS bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam. Nhằm những sản phẩm xuất khẩu và lưu hành tại Châu Âu đều được đăng ký với RoHS compliant.

Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm kiểm tra và xác nhận tuân thủ tiêu chuẩn RoHS của các sản phẩm được kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Điều này đảm bảo rằng các sản phẩm được bán ra thị trường đều tuân thủ quy định về giới hạn sử dụng các chất độc hại, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường xung quanh.

Việc thực thi tiêu chuẩn RoHS tại Việt Nam là một bước quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tính cạnh tranh của các sản phẩm điện tử trên thị trường quốc tế.

6. Kết luận

Tiêu chuẩn RoHS cũng là quy định quan trọng đối với thùng carton xuất khẩu hàng sang châu Âu. Để đáp ứng tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất thùng carton cần đảm bảo rằng nguyên liệu và quy trình sản xuất không sử dụng vượt mức các chất độc hại như chì, thủy ngân, cadmium, Crom 6+ và các hợp chất brom khác. Điều này đảm bảo rằng thùng carton đáp ứng được các quy định an toàn và bảo vệ môi trường, giúp tăng giá trị uy tín và chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu sang châu Âu.

Qua bài viết trên Boxes Việt Nam đã trả lời cho câu hỏi “Tiêu chuẩn RoHS là gì?” mà các bạn đọc thắc mắc. Tiêu chuẩn RoHS ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Việc tuân thủ tiêu chuẩn này cũng đảm bảo được chất lượng và an toàn cho các sản phẩm điện tử và điện điện tử được tiêu thụ trên thị trường. Chính vì vậy, việc kiểm tra và đảm bảo làm theo các quy định trong tiêu chuẩn là rất cần thiết trong quy trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc.

Truy cập trang web https://boxes.com.vn để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về bao bì nhé!